Kết quả thanh, kiểm tra của Bộ Nội vụ cho thấy, tình trạng bổ nhiệm thiếu về các điều kiện, tiêu chuẩn diễn ra phổ biến ở nhiều bộ, ngành, địa phương.
Báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho thấy tình trạng bố trí, bổ nhiệm cán bộ thiếu tiêu chuẩn, năng lực, không đáp ứng được chuyên môn và bổ nhiệm người thân gây giảm sút lỏng tin của người dân vào công tác phòng chống tham nhũng.
Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2017 gửi đến kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 14 cho biết việc công khai các kết luận kiểm tra, thanh tra, việc xử lý nghiêm minh một số vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, xử lý kỷ luật nghiêm cán bộ lãnh đạo, kể cả cán bộ cấp cao hoặc nghỉ hưu có vi phạm thời gian qua đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của người có chức vụ, quyền hạn.
Theo Chính phủ, một số mặt công tác đã có kết quả nổi bật so với các năm trước. Trong đó, đã có 39 trường hợp người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật (tăng 28 người so với năm 2016). Qua việc xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xử lý 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cao cấp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, thành phố Hà Nội và các tỉnh Yên Bái, Đồng Nai (năm 2016 không phát hiện trường hợp nào). Việc thực hiện Quy chế tặng quà và nộp lại quà tặng đã thực hiện nghiêm, nhiều địa phương đã trả lại, không tiếp nhận xe do doanh nghiệp biếu tặng, như: Cà Mau trả lại 2 xe, thành phố Đà Nẵng trả lại 1 xe, 2 trường hợp ở Bình Thuận và 1 trường hợp ở Lâm Đồng trả lại quà tặng với số tiền 32 triệu đồng.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận công tác phòng chống tham nhũng tuy tạo được sự thay đổi tích cực nhưng vẫn chưa thực sự mang tính đột phá. Tình trạng số lượng biên chế được tuyển dụng vượt số được cấp có thẩm quyền giao còn diễn ra ở nhiều nơi. Tình trạng bổ nhiệm số lượng lãnh đạo nhiều hơn quy định, thậm chí có nơi lãnh đạo nhiều hơn công chức vẫn còn diễn ra.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh xuất phát là nhân viên tạp vụ nhưng nhanh chóng được bổ nhiệm Trưởng phòng Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa |
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tán thành các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đang được Chính phủ đẩy mạnh nhưng cũng lưu ý thêm về tình trạng điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ đang có nhiều yếu kém hạn chế. Trong đó, qua giám sát, phản ánh của dư luận cử tri và báo chí cho thấy việc chuyển đổi đối với một số vị trí công tác chưa phù hợp, nhất là ở các vị trí chỉ có một cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm hoặc vị trí công tác đòi hỏi tính chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Một số trường hợp, việc chuyển đổi vị trí công tác, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ còn thiếu minh bạch, có biểu hiện tiêu cực, “chạy chức, chạy quyền”. Có trường hợp điều động, bổ nhiệm cán bộ thiếu nhiều điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, đặc biệt là chưa đáp ứng điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, bằng cấp, chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế. Ngược lại, cũng có trường hợp lợi dụng việc điều động, điều chuyển công tác để trù dập cán bộ…
Kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ Nội vụ từ năm 2011 đến tháng 9.2017 cho thấy, tại một số bộ, ngành, địa phương, việc bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý còn nhiều trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh lãnh đạo; trong đó thiếu điều kiện về trình độ chuyên môn (thậm chí thiếu bằng đại học theo quy định) như ở các tỉnh Đắk Nông, Thái Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh; thiếu về các điều kiện, tiêu chuẩn khác (trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ…) diễn ra phổ biến ở nhiều bộ, ngành, địa phương như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh Gia Lai, Thái Bình và Sóc Trăng…
Đáng chú ý, qua kiểm tra, xác minh 60 trường hợp báo chí nêu về việc ‘‘cả họ làm quan” thì có tới có 58 trường hợp (trong đó 37 người có chức vụ) là người có quan hệ ruột thịt, quan hệ họ hàng được bố trí vào các vị trí việc làm trong cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.
Xôn xao sự việc hơn nửa cán bộ trường học bỏ đi du lịch
Một trường tiểu học có 18 cán bộ, giáo viên và nhân viên nhưng có đến 12 người bỏ đi du lịch không xin phép ... |
Có 5 trường hợp vi phạm kê khai tài sản, thu nhập
Nếu năm 2016 không có trường hợp nào vi phạm kê khai tài sản, thu nhập thì năm 2017 có đến 5 trường hợp, trong ... |
34 cựu cán bộ hải quan dắt tay nhau vào tù
Hai cựu quan chức hải quan ở An Giang được cho là cùng cấp dưới tiếp tay để doanh nghiệp chiếm đoạt tiền hoàn thuế. |
Chục triệu người hưởng lương: Vẫn thiếu cán bộ... đi họp
11 triệu người hưởng lương từ ngân sách, bao gồm cả các đối tượng chính sách cho thấy gánh nặng chi lương là rất lớn. ... |
(http://thanhnien.vn/thoi-su/bo-nhiem-thieu-tieu-chuan-dien-ra-pho-bien-o-nhieu-bo-nganh-dia-phuong-894516.html)