Phương án hoãn thực hiện lương hưu mới từ 1/1/2018 đã được Bộ Lao động báo cáo Chính phủ.
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội ngày 2/11, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ đã báo cáo Chính phủ phương án hoãn lộ trình thực hiện lương hưu mới từ 1/1/2018 (quy định tại khoản 2, điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Theo cách tính lương hưu mới, nhiều lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 sẽ hưởng mức lương thấp hơn so với người có cùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội nghỉ hưu trước thời điểm này.
Ông Đào Ngọc Dung nói, số liệu thống kê đến ngày 1/1/2018, sẽ có khoảng 110.000 lao động nghỉ hưu, gồm 50.000 lao động nữ và 60.000 nam. Khi thay đổi cách tính lương hưu theo quy định tại khoản 2, điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội thì nam thiệt ít hơn vì nam có lộ trình 5 năm, còn nữ thì sẽ phải đóng đủ 30 năm bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu tối đa 75%, thay vì chỉ cần 25 năm như trước.
"Trong 50.000 lao động nữ sẽ nghỉ hưu năm tới, có 21.000 người bị thiệt, trong đó khoảng 4.000 lao động nữ thiệt nhiều nhất, bị giảm lương hưu từ 5-10%", ông nói.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết đã tham mưu Chính phủ tính toán giải pháp để hoãn thực hiện quy định tính lương hưu mới từ 1/1/2018. Ảnh: Võ Hải |
Bộ trưởng Lao động cũng cho biết, cơ quan này có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ tính toán các giải pháp về việc dừng thực hiện quy định về lương hưu nêu trên. Phương án sửa đổi, bổ sung được Bộ đưa ra sẽ đảm bảo nguyên tắc không để lao động nữ thiệt thòi, thực hiện có lộ trình, đảm bảo có đóng có hưởng và tạo điện kiện cho quỹ Bảo hiểm xã hội ổn định, phát triển bền vững.
Về quy trình xử lý, theo ông Dung, Chính phủ sẽ thảo luận kiến nghị của Bộ Lao động, Thủ tướng cho ý kiến sau đó trình Quốc hội, hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua.
Trước đó, góp ý kiến tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Như Ý đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét cho lùi thời hạn thực hiện chính sách thay đổi lương hưu nêu trên để đảm bảo quyền lợi lao động nữ.
Nêu quan điểm của Uỷ ban các vấn đề xã hội, Phó chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi cho biết, cơ quan này cũng ủng hộ kéo dài thêm mấy năm tính theo công thức cũ để phụ nữ đỡ thiệt thòi so với nam giới.
Theo quy định hiện hành, người lao động đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Sau khi đạt tỷ lệ này, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nữ được tính thêm 3%, nam là 2%. Tuy nhiên, quy định trên sẽ thay đổi từ ngày 1/1/2018 theo cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể, người lao động đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì cả nam và nữ sẽ "cào bằng", đều được tính thêm 2%. Và với cách tính này, lao động nữ sẽ phải đóng đủ 30 năm bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu tối đa 75%, thay vì chỉ cần 25 năm như trước. |
Có thể lùi áp lương hưu mới đến năm 2022
Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết trong các phương án điều chỉnh mức lương hưu mới trình Chính phú có phương án tạm ... |
Lương nhà giáo
Câu chuyện cô giáo Lan sau 37 năm công tác chỉ nhận được lương hưu vỏn vẹn 1,3 triệu đồng không chỉ là mối quan ... |
Vì sao lương hưu đối với giáo viên mầm non thấp?
Câu chuyện của cô giáo Trương Thị Lan (Trường Mầm non Lê Duẩn, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) nghỉ hưu với ... |
Nước mắt cô giáo Trương Thị Lan thấu đến Quốc hội
Cầm 1,3 triệu đồng tiền lương hưu trên tay sau 37 năm cống hiến cho ngành giáo dục, cô giáo Trương Thị Lan ngỡ như ... |
(https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-lao-dong-de-xuat-hoan-ap-dung-luong-huu-moi-3664701.html)