Bị tố vòi vĩnh, lớn tiếng với dân: Cán bộ kiểm tra quy tắc - anh là ai?

Mới đây, sau khi nhận được thư “tố” cán bộ quy tắc đô thị có hành vi “vòi vĩnh tiền, lớn tiếng với người dân”, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu chấn chỉnh đội ngũ quy tắc đô thị.

bi to vo i vi nh lo n tie ng vo i dan ca n bo kie m tra quy ta c anh la ai

Đội kiểm tra quy tắc đô thị quận Hải Châu trong một lần ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm trên vỉa hè. Ảnh: P.V

Tồn tại hơn 20 năm qua, hình thành từ chính bức xúc phát triển đô thị của TP.Đà Nẵng, thế nhưng giờ đây, nhắc đến đội Kiểm tra quy tắc đô thị, không ít người dân lắc đầu ngao ngán.

Dân ngao ngán

Đó là tâm lý của rất nhiều người dân khi nhắc đến đội KTQTĐT từ quận huyện đến xã phường tại Đà Nẵng. Nếu người buôn bán luôn sợ bị phạt, hoạnh hoẹ thì người dân lo bị “hỏi khó”.

Từ câu chuyện của một lá thư nặc danh, tố cáo những anh/chú của đội quy tắc đô thị gây khó dễ, vòi vĩnh một quán hàng nước, nhiều người dân Đà Nẵng đã lên tiếng bày tỏ bức xúc.

Anh Hoàng Phúc chia sẻ trên trang quản lý đô thị Đà Nẵng: “Trước đây khi tôi làm nhà, dù đã xin phép trên quận rồi, có giấy tờ đầy đủ, vậy mà anh quy tắc phường biểu tôi phải gặp ảnh. Gọi nhiều lần, tôi từ chối, người này còn nói những lời vô văn hoá vì cho rằng tôi “không hiểu chuyện” - tức là phải có gì đó với ảnh mới được”.

Một công dân khác của Đà Nẵng tiếp lời, “Công trình nhỏ trong khu dân cư chi mỗi lần vài trăm là chuyện thường tình như cơm ăn, nước uống vậy. Tuy nhỏ nhưng cũng đủ làm khổ cho biết bao tầng lớp dân nghèo. Biết vậy, nói nhiều nhưng một phần người dân cũng có tâm lý cho yên chuyện nên không tố cáo hay phản ánh”.

Với người dân là vậy, còn với những chủ nhà hàng, cửa hàng buôn bán, việc tiếp xúc với đội quy tắc là chuyện hằng ngày. “Vì quán có lúc rất đông nên xe để tràn ra lòng đường là các ảnh chụp ngay, gửi giấy nộp phạt. Khi tôi hỏi hình ảnh bằng chứng đâu, mấy ảnh chỉ nói cứ nộp đi rồi cho coi, thế nhưng cũng chẳng thấy đâu.

Người dân lấn chiếm lòng lề đường là có, nên đa phần ai nghe giấy phạt cũng nộp cho xong chuyện. Thế nhưng nhiều chủ cửa hàng nếu có quen biết, họ sẽ ứng xử khác ngay. Có người lại trây ỳ thì đội quy tắc cũng chẳng làm căng nên mọi chuyện cứ lẩn quẩn, sai cứ hoàn sai” - chú Nguyễn Anh, chủ quán cà phê ở quận Hải Châu, chia sẻ.

Hình ảnh những chiếc xe bán tải của đội quy tắc đô thị khiến nhiều gánh hàng rong “khiếp sợ”. Người dân cho hay, một ngày xe đội quy tắc đi ngang đây không biết bao nhiêu lần. Quán xá thấy thì dẹp vào, họ đi rồi, quán lại bày bán như thường.

Không chỉ những câu chuyện vệ sinh môi trường hay chuyện chợ cóc, vỉa hè, từ năm 2017 đến nay, hàng loạt các công trình xây dựng trái phép bị “khui” ra lúc “mọi chuyện đã rồi”. Vậy quy tắc đô thị ở đâu lúc đó?

Nhiều lãnh đạo thành phố từng đặt câu hỏi, lực lượng quy tắc đô thị tại các quận làm gì? Nếu họ quản lý chặt, làm nghiêm chắc chắn sẽ không thể xảy ra tình trạng xây dựng trái phép tràn lan. Thế nhưng, cũng họ, chỉ cần làm lơ cho một nhà xây trái phép là kiếm vài chục triệu ngay.

Vì sao?

Tháng 8.2017, Đà Nẵng ra quyết định ban hành đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Đội KTQTĐT quận, huyện và Tổ KTQTĐT phường. Tại văn bản này, Đà Nẵng nêu rõ, từ trước đến nay chưa có văn bản của Trung ương quy định về việc thành lập, tổ chức bộ máy, hoạt động của các tổ chức làm nhiệm vụ về kiểm tra quy tắc đô thị.

Đội KTQTĐT Đà Nẵng là mô hình đặc thù của TP.Đà Nẵng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được UBND thành phố cho phép thành lập ngày 23.1.1998, chuyển giao từ lực lượng thanh niên xung kích của thành phố và do công tác tuyển dụng tại quận mà thành.

Qua thời gian gần 20 năm hoạt động, đến nay, đội quy tắc đô thị đã thực hiện kiểm tra xử lý nhiều trường hợp vi phạm, là bộ phận giúp việc cho UBND quận huyện trong việc đảm bảo bộ mặt trật tự đô thị thành phố. Nhiệm vụ chính của đội là kiểm tra phát hiện lập biên bản các hành vi vi phạm về lĩnh vực xây dựng, nhà đất, trật tự đô thị, trật tự vỉa hè, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường; Hướng dẫn cho công dân, tổ chức thi hành đúng quy định của Nhà nước, phối hợp với các sở ban ngành để thực hiện công tác giữ vệ sinh, môi trường, trật tự vỉa hè đô thị,...

Trên toàn địa bàn thành phố có gần 300 nhân sự thuộc đội quận huyện. trong đó đông nhất là quận Hải Châu có 86 người, thấp nhất là Hoà Vang 20 người.

Thế nhưng, theo thống kê có đến 88,5% số lượng thành viên Đội KTQTĐT quận, huyện không có trình độ chuyên ngành về xây dựng, do đó không thể đảm bảo chất lượng trong việc thực hiện các nhiệm vụ về kiểm tra, hướng dẫn về trật tự đô thị. Ngoài ra, số lượng thành viên đội không có trình độ chuyên môn là 130 người, chiếm 43,6%. Đây là tỉ lệ rất cao ảnh hưởng đến việc tổ chức, hoạt động.

Lãnh đạo một quận ở Đà Nẵng nhìn nhận: “Một số thành viên đội có hành vi, văn hoá giao tiếp, lời nói chưa đúng mực khi làm việc với tổ chức, cá nhân, một số trường hợp có phát sinh tiêu cực trong thi hành nhiệm vụ”.

Nhân lực thiếu chất lượng, trong khi đô thị Đà Nẵng đang phát sinh quá nhiều vấn đề khiến tiêu cực rất dễ xảy ra. Ông Lê Anh - Chủ tịch quận Hải Châu, đơn vị vừa bị chủ tịch thành phố yêu cầu chấn chỉnh đội quy tắc - cho biết, quận đang tiến hành kiểm tra, xác minh sự việc, nếu thật sự có sự vòi vĩnh, thái độ như vậy với người dân thì sẽ cho nghỉ việc ngay. Thế nhưng cho nghỉ việc một, hai thành viên đội quy tắc liệu có thể răn đe được gần 300 thành viên còn lại.

Và liệu đội quy tắc thành phố có còn phù hợp với sự phát triển hiện nay là những câu hỏi mà chính quyền Đà Nẵng cần xem xét lại trước đội ngũ thiếu chuyên môn, gây nhiều tiêu cực như hiện nay.

TPHCM: Xử lý nghiêm nếu phát hiện cán bộ đô thị vòi vĩnh tiền của dân

Tình trạng cán bộ trật tự đô thị vòi vĩnh tiền của dân đã từng xảy ra tại TPHCM. Cuối tháng 12.2017, UBND quận 1 đã cho thôi việc đối với ông Phạm Nguyên Vũ - nhân viên Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1 - vì đòi tiền “bảo kê” vỉa hè với giá 3 triệu đồng.

Trước đó, hồi tháng 6.2017, UBND quận Gò Vấp đã đình chỉ 3 nhân viên Đội QLTTĐT quận ‘bảo kê’ xây nhà trái phép. UBND TPHCM khẳng định, sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện cán bộ đô thị vòi vĩnh tiền của dân.

MINH QUÂN

bi to vo i vi nh lo n tie ng vo i dan ca n bo kie m tra quy ta c anh la ai Sau 5 vụ tai nạn đường sắt liên tiếp, một loạt cán bộ liên quan bị đình chỉ công tác

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã quyết định đình chỉ những cán bộ liên quan tới 5 vụ tai nạn đường sắt xảy ...

bi to vo i vi nh lo n tie ng vo i dan ca n bo kie m tra quy ta c anh la ai 3 cán bộ chủ chốt thị trấn Ba Chúc bị cách chức vì sử dụng bằng giả

Ba cán bộ chủ chốt tại thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, An Giang) bị kỷ luật bằng hình thức cách tất cả chức ...

bi to vo i vi nh lo n tie ng vo i dan ca n bo kie m tra quy ta c anh la ai Nhiều cán bộ chủ chốt bị kỷ luật vì sử dụng bằng giả

Bị người dân tố cáo sử dụng bằng giả để thăng tiến nên cả 3 cán bộ chủ chốt tại thị trấn Ba Chúc đều ...

/ https://laodong.vn