Dù được xếp vào lớp tàu đổ bộ tấn công nhưng những chiếc Wasp của Hải quân Mỹ chẳng khác gì tàu sân bay trá hình với khả năng tác chiến tương tự.
Được Hải quân Mỹ biên chế chính thức từ năm 1989, Wasp là lớp tàu tấn công đổ bộ lớn nhất của nước này, thậm chí khả năng tác chiến Wasp còn ngang ngửa tàu sân bay của nhiều nước trên thế giới. Do đó nhiều nhận định cho rằng tàu đổ bộ tấn công Wasp của Hải quân Mỹ chẳng khác gì tàu sân bay trá hình. Nguồn ảnh: Business Insider
Và lần này chúng ta sẽ cùng nhau khám phá bên trong một tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp của Hải quân Mỹ là USS Kearsarge, được biên chế vào năm 1993. Về thiết kế USS Kearsarge có độ giãn nước tối đa 40.500 tấn, chiều dài dài của tàu đạt 257 mét, lườn rộng 32 mét và có độ mớm nước tối đa 8,2 mét. Nguồn ảnh: Business Insider.
Con tàu này có thể mang theo tối đa tới 22 máy bay V-22 Osprey, 6 máy bay chiến đấu AV-8B và 6 trực thăng SH-60F, với kho máy bay trên nó chẳng khác gì một tàu sân bay thực thụ. Trong ảnh: Khoang nâng máy bay từ hầm chứa lên đường băng trên tàu. Nguồn ảnh: Business Insider.
Con tàu này có biên chế thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy đầy đủ 1100 người. Ngoài ra, nhiều khoang chứa rất rộng trong lòng tàu có khả năng chứa được tới 2000 lính Thủy quân Lục chiến kèm đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: Business Insider.
Khoang chứa thiết bị và phương tiện trên tàu có khả năng chứa được các phương tiện quân sự hạng nặng và hàng hóa tải trọng lớn. Bên trong tàu cũng có hệ thống xe nâng, xe đẩy, thậm chí là cần cẩu để bốc dỡ hàng. Nguồn ảnh: Business Insider.
Khoang đổ bộ của con tàu được thiết kế ở tầng đáy, có thể bơm ngập tối đa 1,5 mét nước vào trong khoang này để triển khai tàu đổ bộ, xe bọc thép hay cả tàu đổ bộ khí đệm. Nguồn ảnh: Business Insider.
Đây cũng chính là khoang để các phương tiện đổ bộ lưỡng cư như AAV-7 "huyền thoại" của thủy quân lục chiến Mỹ, bốc quân trước khi đổ bộ. Nguồn ảnh: Business Insider.
Bên trong khoang chở quân của phương tiện đổ bộ lưỡng cư AAV-7. Nguồn ảnh: Business Insider.
Tàu đổ bộ đệm khí cũng được đặt trong khoang này. Nguồn ảnh: Business Insider.
Cửa mở khoang đổ bộ ngay phía sau đuôi tàu. Ngay cả khi cửa này còn đóng, các máy bơm trên tàu vẫn có thể bơm được nước vào ngập khoang đổ bộ. Nguồn ảnh: Business Insider.
Bên trên sàn tàu chính-cũng là sân bay chính trên con tàu đổ bộ này. Với việc mang theo được các máy bay phản lực với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như AV-8B hay tương lai là F-35 thì USS Kearsarge có thể hoạt động không khác gì một tàu sân bay. Nguồn ảnh: Business Insider.
Tháp chỉ huy của tàu USS Kearsarge. Hiện tại, Hải quân Mỹ đang có tổng cộng 8 tàu đổ bộ tấn công thuộc lớp Wasp và USS Kearsarge là một trong số đó. Nguồn ảnh: Business Insider.
Mỹ tính nghỉ hưu một tàu sân bay để dành tiền đối phó Trung Quốc
Tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN 75) có thể bị dừng hoạt động trước thời hạn 25 năm nhằm giải phóng ngân sách ... |
Mỹ loại biên sớm siêu tàu sân bay để đối phó Trung Quốc
Việc loại biên USS Harry S. Truman giúp Mỹ dồn lực cho các vũ khí mới, thay vì duy trì chiến hạm đắt đỏ và ... |