Belarus vội nâng cấp pháo Trung Quốc giúp phát triển

(Vũ khí) - Dù mới được trang bị nhưng Bộ Quốc phòng Belarus vẫn quyết định nâng cấp Polonez - dòng pháo phản lực tầm xa do Trung Quốc hỗ trợ phát triển.

Thông tin về gói nâng cấp dành cho Polonez được thông tấn BelTA dẫn tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Belarus, ông Roman Golovchenko hôm 12/11, hệ thống pháo phóng loạt Polenez thật sự là sản phẩm công nghệ tên lửa đầu tiên được các nhà khoa học Belarus hoàn thiện và Minsk quyết định cải thiện sức mạnh cho vũ khí này.

belarus voi nang cap phao trung quoc giup phat trien

Belarus thử nghiệm pháo Polonez.

"Tổng thống Belarus đã chỉ đạo phát triển lĩnh vực này trong tương lai. Đây là lý do tại sao tiếp tục nâng cấp công nghệ tên lửa là nhiệm vụ chính mà chúng tôi bây giờ đang thực hiện. Những hệ thống vũ khí như Polonez được thiết kế để ngăn chặn kẻ thù bằng cách bắn loạt tên lửa có hiệu lực.

Sự sẵn có của chúng là một yếu tố sức mạnh để ngăn chặn bất kỳ kẻ xâm lược. Đây là lý do vì sao tôi giữ bí mật nhiệm vụ mà chúng tôi đang thực hiện trong lĩnh vực này để tạo ra các hệ thống tên lửa hoàn hảo hơn", ông Roman Golovchenko tuyên bố.

Dù vị quan chức này không tiết lộ Polonez được nâng cấp những gì nhưng chừng ấy thông tin cũng đủ khiến nhiều người bất ngờ bởi vũ khí này mới được đưa vào trang bị trong lực lượng pháo binh Belarus mấy năm gần đây.

Điều đặc biệt với pháo Polonez là trong suốt quá trình thử nghiệm vũ khí này lại được thực hiện trên một số trường bắn bí mật tại Trung Quốc. Và điều này đã được sáng tỏ khi chính ông Roman Golovchenko cho biết, nước này đã nhận được sự trợ giúp đắc lực của phía Trung Quốc trong quá trình phát triển Polonez.

Dù phải nâng cấp gần như ngay sau khi được đưa vào trang bị nhưng theo ông Golovchenko, pháo phản lực này hiện là loại pháo đáng sợ hàng đầu thế giới. Polonez được thiết kế để hủy diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách từ 50 đến 200km với CEP chỉ 3m.

Nói về lý do Belarus cùng Trung Quốc phát triển Polonez, ông Roman Golovchenko cho biết: "Đồng minh Nga thường không chủ động trong việc hỗ trợ những nguyện vọng của Belarus. Chúng tôi sẽ nói chuyện riêng với Tổng thống Putin về điều này. Tuy nhiên, nhờ có Trung Quốc, Belarus đã có thể xây dựng được hệ thống Polonez".

Đây là hệ thống tên lửa bắn loạt được thiết kế ở Belarus, nước vốn không có khả năng chế tạo tên lửa, nhưng biết tạo ra các khung gầm cho những hệ thống kiểu này ở nhà máy Minsk Wheel Tractor. Belarus và Trung Quốc cũng đã hợp tác trong việc chế tạo khung gầm cho tên lửa hành trình CJ-10 và tên lửa đạn đạo DF-11.

Hợp tác giữa 2 nước được tăng cường năm 2010, khi Trung Quốc xây dựng một nhà máy sản xuất chất cellulose, được sử dụng để làm nhiên liệu rắn cho tên lửa. Hai nước cũng nhất trí xây dựng một khu công nghiệp ở Belarus và thành phố Trường Xuân của Trung Quốc.

Ngay từ năm 2011, Belarus và Trung Quốc đã tăng cường hợp tác trong việc phát triển nhiều loại thiết bị quân sự mới. Vào thời điểm đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiết lộ rằng họ đang làm việc với Belarus ở các hệ thống tên lửa đất-đối-không, trong đó Belarus phụ trách phần tự động hóa.

Và tính đến năm 2017, Trung Quốc và Belarus đã được cho là cũng đang hợp tác trong việc hiện đại hóa hệ thống tên lửa bắt loạt Smerch. Như vậy, Polonez là một sự phát triển của Belarus, nhưng nhờ sự hợp tác với Trung Quốc và dùng đạn tên lửa do chính Trung Quốc phát triển.

belarus voi nang cap phao trung quoc giup phat trien PV GAS hỗ trợ phát triển giáo dục

Với khoảng 100 tỷ đồng thực hiện các công tác an sinh xã hội hàng năm, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã ...

belarus voi nang cap phao trung quoc giup phat trien G7 taxi ra đời, đối đầu các ‘ông lớn’ Grab, Go-Viet

G7 taxi ra đời dưới mô hình là đơn vị chỉ phát triển thương hiệu mà không sở hữu một phương tiện nào.

belarus voi nang cap phao trung quoc giup phat trien Trung Quốc dùng học sinh để phát triển vũ khí AI

Đây là bằng chứng cho thấy mối quan tâm lớn của Trung Quốc trong ứng dụng AI vào quân sự.

Đan Nguyên

/ http://baodatviet.vn