Báo Mỹ: Tổng thống Putin giờ đây "thu phục" châu Âu "dễ như trở bàn tay"

Trên khắp lục địa châu Âu, các phong trào chính trị từ Hy Lạp, Hungary, Ý và Áo đều lên tiếng kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt đối với Nga. Một thực tế bất ngờ đến mức tình báo phương Tây phải biện minh rằng, Moscow đứng sau "đổ tiền" cho các phong trào này.

bao my tong thong putin gio day thu phuc chau au de nhu tro ban tay

Tổng thống Putin trong chuyến thăm đến Vienna hôm 5/6.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Áo hôm 5/6 để tiếp nhận một cơ hội mà gần như ông không thể có được nếu trong thời điểm vài tháng trước đây: Sửa chữa mối quan hệ băng giá với Liên minh châu Âu, giữa bối cảnh Tổng thống Donald Trump gây chia rẽ lục địa già trên một loạt các vấn đề từ khí hậu, thỏa thuận Iran cho đến thương mại.

Trong vài năm qua, nhà lãnh đạo Nga đã trở thành đối tượng bị chỉ trích ở châu Âu sau sự can thiệp ở Ukraine, Crimea và Syria; và sau đó là cáo buộc đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal.

Rất nhanh chóng, ông Putin giờ đây đã có được đòn bẩy đáng kể và đưa mình vào vai trò một người bạn và đối tác thương mại đáng tin cậy ở châu Âu, trong khi chính quyền Trump ở hướng ngược lại đang đối xử với các đồng minh thân cận của mình không khác gì những kình địch, theo New York Times.

"Mục đích của chúng tôi không phải là gây chia rẽ châu Âu", ông Putin cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình trước khi ông đến Vienna.

“Ngược lại, chúng tôi muốn nhìn thấy một Liên minh châu Âu (EU) thống nhất và thịnh vượng, vì Liên minh châu Âu là đối tác thương mại và kinh tế lớn nhất của chúng tôi. Càng có nhiều vấn đề trong Liên minh Châu Âu, càng có nhiều rủi ro và bất trắc đối với chúng tôi”.

Có thể không phải là một chiến thuật gia thực dụng, nhưng nhà lãnh đạo Nga đang hiện lên hình ảnh một nhà chiến lược đại tài, khi ông khôn khéo lựa chọn thời điểm gần gũi hơn với EU khi chính quyền Trump đang gây áp lực lên châu Âu bằng việc áp thuế đơn phương đối với thép và nhôm.

Chủ nghĩa dân túy bùng nổ ở Hy Lạp, Hungary, Ý và Áo, với đại diện là các đảng chính trị có xu hướng thân Nga cũng là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho Moscow hiện tại.

Triển vọng đạt được mục tiêu trong việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế áp đặt bởi Liên minh châu Âu trong vài năm qua đột nhiên đang nằm trong tầm tay nhà lãnh đạo Nga, thậm chí không cần đến một sự thỏa hiệp ở Ukraine.

Thực tế, trong những ngày gần đây, cuộc họp G-7 của các nền kinh tế phát triển nhất thế giới đang chứng kiến sự bất đồng không nhỏ.

Tổng thống Trump đã có những cuộc điện đàm không mấy vui vẻ về vấn đề thuế quan với cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Theresa May.

Người Đức và người Canada cũng tỏ ra không hài lòng về vấn đề thuế quan khi Washington biện minh cho hành động của mình là “bảo vệ an ninh quốc gia”.

Những căng thẳng nói trên sẽ được thể hiện rõ ràng vào cuối tuần này, khi cuộc họp G-7 diễn ra ở Canada.

Hội nghị vốn thường xuyên do người Mỹ thống trị có thể sẽ lần đầu chứng kiến hình ảnh một vị Tổng thống Mỹ bị cô lập về vấn đề thương mại, trong tình thế sáu người chống lại một người.

Ngược lại, người ta đang được nhìn thấy một hình ảnh chào đón hơn đối với nước Nga – vốn đã bị loại ra khỏi G-8 sau khi sáp nhập Crimea.

bao my tong thong putin gio day thu phuc chau au de nhu tro ban tay

Tổng thống Pháp có cuộc điện đàm không mấy vui vẻ với Tổng thống Trump gần đây.

Áo, với quan điểm trung lập, luôn có mối quan hệ chặt chẽ với Moscow và đảm nhận chức chủ tịch Liên minh châu Âu luân phiên vào tháng tới.

Thủ tướng trẻ của Áo, Sebastian Kurz, đã từ chối trục xuất bất kỳ nhà ngoại giao Nga nào sau vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal.

Cần phải lưu ý rằng, ông Kurz đang ở trong một liên minh với đảng Tự do cánh hữu, năm 2016 đã ký một thỏa thuận hợp tác với đảng Nước Nga thống nhất của chính ông Putin và kêu gọi trừng phạt kinh tế cần được dỡ bỏ.

Trong khi đảng Liên đoàn ở Ý - hiện đang nắm giữ Chính phủ - năm ngoái đã ký một thỏa thuận tương tự với Liên bang Nga. Lãnh đạo đảng Matteo Salvini, hiện là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Nội vụ, đã nói về sự ngưỡng mộ của ông đối với Tổng thống Putin và mong muốn chấm dứt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Ông cũng trở nên nổi tiếng khi mặc một chiếc áo phông với gương mặt của ông Putin ở Quảng trường Đỏ.

Tân Thủ tướng Ý, Giuseppe Conte, đã nói với Thượng viện nước này hôm 5/6 rằng, đã đến lúc “mở cửa cho Nga” – quốc gia “đã củng cố vị thế của mình” trong nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế.

Sự ngưỡng mộ dành cho ông Putin là cũng là điều hiển hiện ở nhiều phong trào chính trị, như đảng Mặt trận dân tộc của Pháp, Chính phủ cánh tả ở Hy Lạp và đảng đối lập cánh hữu ở Đức.

Vẫn như mọi kịch bản quen thuộc, cơ quan tình báo phương Tây lại có cớ để cáo buộc tất cả các phong trào này đều hưởng lợi từ nguồn tài trợ của Nga.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Nhà nước ORF của Áo, ông Putin nói, mối quan hệ của Nga với các đảng trên chỉ đơn thuần như những người “huynh đệ”, không có động cơ chiến lược nào. Ông nói, muốn hợp tác với bất kỳ ai muốn hợp tác với Moscow.

Trong số này, Áo rõ ràng là một cửa ngõ thân thiện cho Moscow. Ông Putin phát biểu hai nước đã duy trì "quan hệ rất tốt và gần gũi” và Áo vẫn luôn là "đối tác tin cậy ở châu Âu".

Stefan Lehne, một cựu nhà ngoại giao của Áo, phân tích sự cảm thông của Vienna đối với Nga đã kéo dài hàng thập kỷ, dựa trên lịch sử trung lập, lợi ích kinh tế, chủ nghĩa thực dụng và "yếu tố chống Mỹ".

Trong nhiệm kỳ Tổng thống hiện tại, ông Putin rõ ràng muốn chấm dứt sự cô lập hiện tại đối với nước Nga và có hai mục tiêu rõ ràng - Dmitri Trenin, Giám đốc trung tâm Carnegie Moscow cho biết.

"Đầu tiên, để giữ cho nước Nga đoàn kết và thứ hai, đưa nước Nga vĩ đại trở lại một lần nữa", ông Trenin cho biết cuối tuần trước tại một hội nghị ở Estonia.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đó, “bạn cần thành công về kinh tế”, chuyên gia này nhấn mạnh. Theo đó, Tổng thống Putin cần thị trường tài chính châu Âu, thị trường năng lượng và công nghệ.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga cũng muốn có quan hệ tốt với châu Âu để chú tâm vào mối lo ngại ngay sát mình, đó là Trung Quốc, một quyền lực láng giềng đang gia tăng tham vọng và nhu cầu tài nguyên.

Nhưng không chỉ các chính khách dân túy châu Âu đang tìm kiếm mối quan hệ ấm hơn với Nga.

Tuần trước, Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã kêu gọi chấm dứt tình trạng bôi nhọ Nga. "Tôi nghĩ chúng ta phải kết nối lại với Nga," ông Juncker nói.

bao my tong thong putin gio day thu phuc chau au de nhu tro ban tay Mỹ bắt cựu quan chức tình báo trên đường bay sang Trung Quốc

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 5-5 thông báo một cựu quan chức thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ vừa bị bắt vào cuối ...

bao my tong thong putin gio day thu phuc chau au de nhu tro ban tay Cựu nhân viên tình báo Mỹ bị bắt vì làm gián điệp cho Trung Quốc

Cựu sĩ quan Cục Quân báo Mỹ (DIA) vừa bị bắt hôm cuối tuần với cáo buộc nhận "hàng trăm nghìn USD" để làm gián ...

/ http://www.nguoiduatin.vn