Ba anh em mồ côi vẫn học giỏi trong căn nhà dột nát giữa Sài Gòn

Ba anh em mồ côi phải cùng nhau sống trong căn nhà nhỏ dột nát dựng tạm bợ trên mảnh đất trống cạnh đường Nguyễn Thế Truyện (P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM), đùm bọc giữa tình thương của bà con khu phố.

ba anh em mo coi van hoc gioi trong can nha dot nat giua sai gon
Ba chị em mồ côi cha mẹ hiện sống trong căn nhà dột nát với tình thương của mọi người ở khu phố. ẢNH: AN HUY

Từ ngày cha mẹ mất, ba chị em Nguyễn Thị Thanh Thảo (16 tuổi), Nguyễn Phú Trung (14 tuổi), Nguyễn Thị Thanh Tuyền (13 tuổi) cũng rời những ngôi chùa được mẹ gửi lúc sinh thời, về sống chung dưới căn nhà được dựng tạm bằng những miếng ván gỗ, tôn... xiêu vẹo cạnh đường Nguyễn Thế Truyện (P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú TP.HCM).

Trong nhà, ngoài hai chiếc quạt máy cũ kĩ, bàn thờ cha mẹ thì không có vật gì giá trị.

VIDEO: Ước mơ của ba anh em mồ côi trong căn nhà tạm bợ

Căn nhà nhỏ ấy từng là một tổ ấm gia đình hạnh phúc, nhưng bất ngờ biến cố đau thương lần lượt ập đến, các em rơi vào cảnh mồ côi, nương tựa vào nhau và bước tiếp những ngày tới.

Cha mẹ lần lượt ra đi vì bạo bệnh

Gặp chúng tôi khi vừa ở công an P.Tân Sơn Nhì cung cấp thông tin để làm chứng minh nhân dân về, em Nguyễn

"Các bé rất ngoan, đi học luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến. Thấy hoàn cảnh khó khăn thì thầy giúp đỡ thôi, còn có đi tu không là phụ thuộc căn duyên của các con. Sau khi mẹ các con mất, thầy cũng đến chính quyền địa phương làm chứng minh nhân dân cho bé lớn, để con có giấy tờ đầy đủ có thể được những quyền lợi của một công dân trong xã hội, nhưng đến nay vẫn chưa được"

Sư thầy Thích Quảng Thiện

Thị Thanh Thảo thắp hương cho ba mẹ và bắt đầu chia sẻ câu chuyện.

Em kể, năm 2000, mẹ em là bà Nguyễn Thị Sen từ vùng quê nghèo H.Tiên Phước (Quảng Nam) vào Sài Gòn làm ăn với hi vọng tương lai sẽ khá hơn. Bà gặp và quen ba em là ông Nguyễn Phú Quí (ngụ P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú).

Hai người tự nguyện đến sống chung với nhau và không làm giấy đăng ký kết hôn. Năm 2001, bà Sen sinh bé đầu, chính là Nguyễn Thị Thanh Thảo.

Do hoàn cảnh khó khăn và không có nơi ở ổn định, gia đình nhỏ của Thảo được UBND P.Tân Sơn Nhì tạo điều kiện cho mượn mảnh đất trên đường Nguyễn Thế Truyện dựng tạm căn chòi sinh sống.

Hàng ngày, ba Thảo đạp xích lô chở hàng, còn mẹ ở nhà làm công việc lặt vặt và chăm con. Những năm kế tiếp, hai bé Nguyễn Phú Trung và Nguyễn Thị Thanh Tuyền tiếp tục chào đời. Một mình ba Thảo phải làm việc cật lực nuôi vợ con. Dù khó khăn nhưng căn nhà nhỏ ấy luôn tràn ngập niềm vui.

Cho đến năm 2005, ba Thảo mắc bệnh hiểm nghèo và đột ngột qua đời, để lại vợ và ba con thơ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Từ đó, một mình mẹ Thảo đứng ra làm đủ thứ việc gánh vác gia đình.

Thế nhưng, cuộc đời thật quá bất công, năm 2014 mẹ Thảo phát hiện bị ung thư vú trong khi các con còn nhỏ, chưa thể tự đi làm nuôi sống bản thân.

Sức khỏe yếu dần, không có tiền chữa trị và biết mình không còn sống được bao lâu, mẹ Thảo đã tìm đến ngôi chùa Từ Tân (P.12, Q.Tân Bình) nhờ sư thầy Thích Quảng Thiện cứu giúp.

Hiểu hoàn cảnh khó khăn, sư thầy Thích Quảng Thiện đã nhận hai bé Nguyễn Thị Thanh Thảo và Nguyễn Phú Trung vào chùa nuôi dạy.

ba anh em mo coi van hoc gioi trong can nha dot nat giua sai gon

Bé Nguyễn Thị Thanh Tuyền sống chung với mẹ trong những ngày trọng bệnh. Đến năm 2015, sức khỏe mẹ Thảo yếu dần, sư thầy Thích Quảng Thiện đã đưa bà vào BV Ung Bướu TP.HCM và bệnh viện Nhiệt Đới chữa trị. Bé Nguyễn Thị Thanh Tuyền cũng được sư thầy nhận nuôi dạy.

Hai em Nguyễn Phú Trung và Nguyễn Thị Thanh Thảo được thầy gửi tu tại một ngôi chùa ở H.Cam Lộ (Quảng Trị), còn em Nguyễn Thị Thanh Tuyền được thầy gửi ở chùa Quang Minh (TX.Đồng Xoài, Bình Phước). Hằng ngày các em được học giáo lý nhà phật và theo học trường phổ thông trên địa bàn.

Trao đổi với báo Thanh Niên, thầy Thích Quảng Thiện, Phó ban trị sự phật giáo tỉnh Quảng Trị cho biết, khi mẹ Thảo vào gõ cửa nhà chùa nhờ cứu giúp, thầy rất cảm động và thương hoàn cảnh của bốn mẹ con nên sẵn lòng cứu giúp.

“Các bé rất ngoan, đi học luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến. Thấy hoàn cảnh khó khăn thì thầy giúp đỡ thôi, còn có theo phật đi tu không là phụ thuộc căn duyên của các con. Sau khi mẹ các con mất, thầy cũng đến chính quyền địa phương làm chứng minh nhân dân cho bé lớn, để con có giấy tờ đầy đủ có thể được những quyền lợi của một công dân trong xã hội, nhưng đến nay vẫn chưa được”, thầy Thích Quảng Thiện chia sẻ.

Theo thầy Thích Quảng Thiện, do điều kiện đi lại xa và khó khăn nên mỗi năm các em chỉ về Sài Gòn thăm mẹ được một lần. Vào tháng 6.2017 khi sức khỏe của mẹ Thảo yếu đi, thầy đã đưa các em về thăm được một tuần thì mẹ Thảo ra đi.

ba anh em mo coi van hoc gioi trong can nha dot nat giua sai gon

Ba chị em côi cút giữa đời

Đứng cạnh bàn thờ mẹ, em Nguyễn Phú Trung kể thêm, mỗi năm các em về quê thăm mẹ một lần. Vào hè 2016,

“Căn nhà hiện hư hỏng rất nhiều, mưa xuống nước dột nhiều chỗ, nhưng là đất mượn của nhà nước và sau này sẽ quy hoạch nên không thể xây lại, em mong có một chỗ khô ráo để ở và thờ cha mẹ, các chị em được đến lớp đi học đầy đủ và được làm chứng minh nhân dân để có giấy tờ tùy thân ra xã hội đi làm”, em Thảo mong ước.

lúc mấy chị em về, sức khỏe mẹ yếu nhưng có thể tự chăm sóc bản thân. Mẹ không cho các em ở lại bên cạnh mà bảo về chùa đi học chữ, mẹ nói có thể tự lo bản thân được. Đến tháng 6.2017, khi về lại thì bệnh của mẹ đã rất nặng, mọi ăn uống và vệ sinh hằng ngày đều phải nhờ các cô chú trong khu phố.

“Khoảng 1 tuần sau khi về thăm, mẹ cầm tay chúng em nhìn một lượt rồi mẹ nhắm mắt dần và ra đi. Ma chay đều nhờ giúp đỡ từ các cô chú trong khu phố và sư thầy. Chúng em từ đó cũng rời chùa và cùng sống trong căn nhà nhỏ này để thờ cha mẹ”, em Trung nói.

Từ ngày sống nơi đây, cả ba chị em Thảo, Trung và Tuyền được chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm hỗ trợ theo học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Phú.

Em Thảo hiện đang theo học lớp 7, em Trung học phổ cập lớp 5 và em Tuyền học lớp 8. Hằng ngày các em tự nấu ăn và đến lớp.

ba anh em mo coi van hoc gioi trong can nha dot nat giua sai gon

Em Nguyễn Thị Thanh Thảo (16 tuổi) đã đủ tuổi làm chứng minh nhân dân nhưng không được cấp vì lúc trước ba mẹ em không làm giấy đăng ký kết hôn, nên em không có hộ khẩu thành phố. Em mong ước có chứng minh nhân dân để có thể kiếm việc làm thêm để giúp đỡ các em.

“Căn nhà hiện hư hỏng rất nhiều, mưa xuống nước dột nhiều chỗ, nhưng là đất mượn của nhà nước và sau này sẽ quy hoạch nên không thể xây lại, em mong có một chỗ khô ráo để ở và thờ cha mẹ, các chị em được đến lớp đi học đầy đủ và được làm chứng minh nhân dân để có giấy tờ tùy thân ra xã hội đi làm”, em Thảo mong ước.

Trao đổi với báo Thanh Niên, đại diện UBND P.Tân Sơn Nhì (Q.Tân Phú) cho biết, hoàn cảnh gia đình của các con chị Nguyễn Thị Sen, lãnh đạo phường luôn theo sát trong những năm vừa qua và quan tâm giúp đỡ.

Hiện các em đang được lãnh đạo phường hỗ trợ đi học ở các lớp do trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Phú mở, tuy nhiên vì vướng một số thủ tục nên chư thể làm chứng minh thư được cho các em và phường đang tìm cách.

ba anh em mo coi van hoc gioi trong can nha dot nat giua sai gon Từ cô bé mồ côi gốc Việt đến người có Instagram đắt giá nhất thế giới

Vượt lên tuổi thơ cơ cực, không có gia đình để nương tựa, Wendy Nguyễn (33 tuổi) trở thành blogger thời trang nổi tiếng tại ...

ba anh em mo coi van hoc gioi trong can nha dot nat giua sai gon ‘Thợ sửa xe’ 12 tuổi và ước mơ dành tiền đến trường, \'hư gì cũng sửa được\'

12 tuổi, Hữu Bằng đã sửa xe thoăn thoắt như một người thợ lành nghề. Nhìn vẻ lanh lợi, đặc biệt là nụ cười tươi ...

ba anh em mo coi van hoc gioi trong can nha dot nat giua sai gon 17 lời khuyên về cuộc sống từ Thiền sư Kodo Sawaki

Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế ...

/ https://thanhnien.vn