Theo dự báo của các cơ quan quốc tế và trong nước, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cường độ thiên tai trung bình có xu thế gia tăng, tần suất thiên tai lớn xuất hiện dày hơn.
Mưa lũ tàn phá nhiều tỉnh miền núi phía bắc. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Yên Bái. |
Theo dự báo của các cơ quan quốc tế và trong nước, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cường độ thiên tai trung bình có xu thế gia tăng, tần suất thiên tai lớn xuất hiện dày hơn, xuất hiện nhiều đợt thiên tai cực đoan trái so với quy luật trước đây.
Thời gian qua, xuất hiện nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan bão mạnh, siêu bão, mưa lớn đột biến tại Quảng Ninh, Quảng Bình, lũ quét, sạt lở đất tại miền núi phía Bắc, hạn hán tại Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long; tình trạng suy kiệt nguồn nước tại một số hệ thống sông lớn; ngập lụt thường xuyên tại TPHCM, Cần Thơ do triều cường… đã tác động mạnh, sâu rộng đến đời sống của người dân, làm đình trệ sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
Riêng thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra năm 2016 gần 40.000 tỉ đồng; 9 tháng đầu năm 2017 hơn 17.000 tỉ đồng. Trong đó đợt lũ quét, sạt lở đất đầu tháng 8.2017 tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu đã làm 44 người chết, mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính 1.190 tỉ đồng và bão số 10 giữa tháng 9 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung vừa qua đã làm gần 153.000 nhà tốc mái, gần 3.000 cột điện đổ, gẫy, 11.000 nhà bị ngập, thiệt hại kinh tế ước tính 11.300 tỉ đồng.
Quá trình phát triển kinh tế, xã hội cũng đang làm gia tăng nguy cơ, thậm chí xuất hiện những loại hình thiên tai mới. Điển hình là việc thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, xây dựng hồ chứa, khai thác cát dẫn đến suy giảm khả năng trữ nước, mất cân bằng bùn cát, hạ thấp đáy sông, làm gia tăng lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển; phát triển các khu công nghiệp, đô thị tập trung, sử dụng những vùng đất thấp, trũng không bảo đảm khả năng trữ nước, tiêu thoát nước, hay khai thác nước ngầm quá mức gây ngập lụt, lún đất.
Cùng với đó, việc sử dụng nguồn nước khu vực các nước thượng nguồn lưu vực sông Mê Kông, sông Hồng đã làm trầm trọng hơn tình hình lũ, hạn, xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển ở Việt Nam.
Để ứng phó với những vấn đề này, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã tham mưu cho Bộ NNPTNT, BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTT.
Trong đó, tập trung tham mưu 8 nhóm giải pháp chính: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch; nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống công trình PCTT; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai các cấp; nâng cao năng lực cảnh báo thiên tai; nâng cao năng lực ứng phó thiên tai; nâng cao năng lực truyền thông và nhận thức cộng đồng; nâng cao năng lực ứng dụng KHCN và hợp tác quốc tế; nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
80 người chết sau 4 ngày mưa lũ lịch sử
Đợt mưa lũ lịch sử vừa qua khiến 80 người thiệt mạng, 23 người vẫn đang mất tích và gây thiệt hại hàng nghìn tỷ ... |
Chúng ta đang trả giá cho việc phá rừng
Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cho biết đợt mưa lũ khiến 54 người thiệt mạng ... |
Hàng nghìn học sinh Thanh Hóa chưa thể trở lại trường
Nước sông đã rút, nhưng nhiều điểm trường ở Thanh Hóa lũ vẫn chưa rút khiến hơn 2.000 học sinh chưa thể trở lại trường ... |
https://laodong.vn/xa-hoi/9-thang-tren-17-nghin-ti-dong-bi-thien-tai-nhan-chim-571026.ldo