470 tỷ đồng chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh: Manh mún

TP.HCM đã có có một dự án chống ngập toàn diện rồi, vì sao không quyết tâm làm mà cứ xé nhỏ dự án?

Trước thông tin Sở GTVT TP.HCM vừa phê duyệt dự án nâng cấp, xây mới hệ thống cống thoát nước... với tổng vốn 473 tỷ đồng nhằm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh, các chuyên gia tiếp tục bày tỏ những lo ngại.

470 ty dong chong ngap duong nguyen huu canh manh mun

Đường Nguyễn Hữu Cảnh luôn trong tình trạng ngập sâu. Ảnh: SGGP

Trước hết, về mặt nguyên lý, GS.TS Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đồng tình với quan điểm: chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh phải là một phương án được nghiên cứu tỉ mỉ, thống nhất, không thể là giải pháp tạm thời kiểu dùng siêu máy bơm để chống ngập như thời gian vừa qua.

Ông nhấn mạnh, hệ thống thoát nước tại tuyến đường không đồng bộ, trong khi máy bơm chưa được áp dụng kiến thức về thủy lực, khiến lượng nước về không đủ cho máy hoạt động. Nếu dùng máy bơm công suất nhỏ nhưng chia thành nhiều lưu vực sẽ hiệu quả, hợp lý hơn.

"Không máy bơm nào có thể chịu nổi, máy bơm chỉ có thể sử dụng trong hoàn cảnh nguy cấp chứ không thể là giải pháp lâu dài", GS Hồ Long Phi nhấn mạnh.

Phân tích sâu hơn về phương án chống ngập của Sở GTVT TP.HCM đưa ra, vị chuyên gia cho rằng, xét về mặt quản lý có thể đúng nhưng chưa chắc phương án đã hiệu quả.

"Phương án chống ngập có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào thiết kế của phương án đó. Tôi chưa biết Sở GTVT TP.HCM sẽ chống ngập kiểu gì, nên tôi chưa thể khẳng định phương án này có hiệu quả, có chống được ngập hay không?

Có điều tôi phải lưu ý, dù là phương án nào cũng phải hiểu rõ ngập úng đường Nguyễn Hữu Cảnh không chỉ do hệ thống cống thoát nước mà có nguyên nhân do triều cường. Khi mưa lớn gặp thêm triều cường dâng sẽ khiến đường bị ngập, nước không thể thoát được. Vì thế, chống ngập ở đường Nguyễn Hữu Cảnh phải có giải pháp đồng bộ, kết hợp giữa thoát và ngăn.

Tức là, bên cạnh việc thiết kế hệ thống cống thoát nước thì đều phải thiết kế một dung tích điều tiết nước nhất định. Dung tích này có thể là hồ chứa, cũng có thể là một bể chứa... tùy thuộc vào quy mô, diện tích cũng như mực nước tại tuyến đường để thiết kế cho phù hợp. Như vậy, khi triều cường dâng, lượng nước lớn sẽ bị dồn vào bể chứa. Trong khi, lượng mưa xuống sẽ thoát nhanh theo hệ thống công thoát nước. Một phương án, hai giải pháp, có như vậy mới mong giải quyết được vấn đề", vị GS nói.

Cùng với đó, GS Hồ Long Phi cũng nói rõ, chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh thì cũng đồng thời phải có những phương án chống ngập cho các tuyến đường tương tự dọc lưu vực sông Sài Gòn.

Vị GS cho hay, rất nhiều tuyến đường dọc hai bờ sông Sài Gòn đều rơi vào tình trạng ngập úng như tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh. Nguyên nhân là do các hồ điều tiết đã bị chiếm dụng, sử dụng vào mục đích khác, vì thế, tình trạng ngập úng mới diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Bây giờ muốn chống ngập thì phải có các hệ thống điều tiết nước, không thể khác.

Sao thế?

Cùng trao đổi về vấn đề này, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP không đồng tình với phương án của Sở GTVT TP.HCM. Vị KTS cho rằng, đây là giải pháp chống ngập theo kiểu chạy đua, đối phó, tốn ngân sách, không hiệu quả.

Vị KTS cho biết, để nhận định những công trình chống ngập có hiệu quả hay không, trước tiên phải xem xét lại cấu trúc hệ thống. Hiện nay, một số khu vực bị lún so với các thiết kế trước đây, gây ảnh hưởng đến dòng chảy. Vì vậy, buộc phải kiểm tra lại xem cấu trúc đường cống đã đủ độ dốc hay chưa. Sau đó là xem xét việc khai thác, quản lý của TP.

Theo vị KTS, nói hệ thống thoát nước được xây dựng trước đây, hiện không phù hợp khiến cho tình trạng ngập úng kéo dài là không chính xác. Dù dân số hiện nay có chiều hướng tăng, nhưng TP đã mở rộng và xây dựng mới thêm nhiều hệ thống thoát nước.

Vì vậy không thể đỗ lỗi cho hệ thống thoát nước được xây dựng trước đây. Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ngập úng kéo dài là do hiện tượng bê tông hóa, khiến lưu lượng nước thấm vào lòng đất ít, dẫn đến việc thoát nước dồn hết vào cống.

"Tôi không hiểu sao Sở GTVT lại kiên nhẫn theo đuổi những giải pháp mang tính manh mún, không đồng bộ như vậy. TP.HCM đã có có một dự án chống ngập toàn diện, đã có kế hoạch đắp đê ngăn nước thủy triều dâng rồi, vậy vì sao không quyết tâm làm mà cứ xé nhỏ dự án để làm? Một dự án chống ngập cục bộ, từng đoạn đường sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả, chỉ tốn thêm tiền bạc.

Nếu quyết tâm triển khai dự án chống ngập của thành phố, cùng với việc tạo ra những hồ điều tiết, hạ thấp mực nước thủy triều, tôi tin sẽ giải quyết được vấn đề ngập úng hiện nay"- KTS Võ Kim Cương nhấn mạnh.

470 ty dong chong ngap duong nguyen huu canh manh mun TP HCM đưa 3 máy bơm tạm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh

Do siêu máy bơm ngừng hoạt động, 3 máy khác có tổng công suất 5.200 m3 được huy động để xử lý "rốn ngập" trước ...

470 ty dong chong ngap duong nguyen huu canh manh mun TP HCM chi hơn 470 tỷ đồng sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh

Dự án được cho sẽ xử lý dứt điểm tình trạng sụt lút, ngập nước nghiêm trọng ở tuyến đường thuộc quận Bình Thạnh.

/ http://baodatviet.vn