Thảm bại kế hoạch chia cắt đường Trường Sơn của Mỹ trong năm 1972

Diễn ra trong năm 1972, chiến dịch Black Lion của Mỹ được vạch ra để gây áp lực cho Quân giải phóng hoạt động trên lãnh thổ Lào và kéo dài tới tận năm 1973 khi những lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Diễn ra từ ngày 15.6 tới ngày 19.10.1972, chiến dịch Sư Tử Đen hay chiến dịch \'Black Lion" được Quân đội Mỹ phối hợp với chính quyền tay sai Lào để nhằm mục đích đánh bật Quân Giải phóng Việt Nam đang hoạt động ở các tỉnh miền Đông Lào nơi có một phần đường mòn Hồ Chí Minh đi cắt qua ( đường Trường Sơn). Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Đây được coi là nỗ lực cuối cùng để Mỹ chặt đứt tuyến đường Hồ Chí Minh của quân ta nhằm "giảm nhiệt"cho chiến trường miền Nam Việt Nam khi quân đội ngụy Sài Gòn ngày càng đang tỏ ra rệu rã trước các trận đánh liên tiếp với Quân Giải phóng mà không có người Mỹ giúp sức. Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Do thời gian này, Quân đội Mỹ đã bị cấm triển khai quân vượt ngoài biên giới Việt Nam nên mọi nỗ lực của Mỹ đều chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ không quân. Tuy nhiên có nhiều tài liệu của cả Mỹ và ta đều khẳng định, các cố vấn Mỹ đã có mặt ở chiến trường Lào trong thời gian này. Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Dưới sự yểm trợ của máy bay Mỹ, một loạt các chiến dịch quy mô lớn đã được quân đội bù nhìn của Chính phủ Hoàng gia Lào tiến hành nhằm đánh bật quân giải phóng ra khỏi những tuyến đường quan trọng nối vào đường Trường Sơn từ phía Lào. Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Mặc dù giao tranh ở cấp độ Trung đoàn, tuy nhiên do phía địch có sự yểm trợ quá mạnh của không quân Mỹ, lực lượng Quân Giải phóng với sự tham gia của Trung đoàn 9 và Trung đoàn 39 đã chiến đấu cực kỳ quả cảm để giữ vững tuyến đường Trường Sơn huyết mạch. Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Kết quả của chiến dịch, phía Mỹ và chính phủ Hoàng gia Lào đã chiếm được vùng Salavan nằm ở phía Hạ Lào - một vị trí không mang mấy tính chiến lược trên huyết mạch rừng Trường Sơn của ta. Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Trong khi đó, Paksan nằm ở trung Lào có vị trí cực kỳ quan trọng khi là cửa ngõ của ta đi sang đường Trường Sơn vẫn được Quân Giải phóng cùng lực lượng cách mạng Lào giữ vững sau nhiều tháng giao tranh. Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Ước tính trong chiến dịch này, quân đội Hoàng gia Lào đã chịu thiệt hại khoảng vài trăm lính tuy nhiên không có thống kê cụ thể. Lực lượng không quân Mỹ không chịu nhiều thiệt hại nhưng cũng vẫn bị mất một vài máy bay. Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Đặc biệt, chiến dịch này còn có sự tham gia của ba tiểu đoàn đánh thuê từ Thái Lan. Chính những tiểu đoàn lính đánh thuê này lại là những đơn vị chịu thiệt hại nhiều nhất trong toàn chiến dịch. Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Theo các tài liệu được phía Mỹ giải mật và công bố sau này, các lực lượng lính đánh thuê Thái Lan đã chiến đấu khá kém cỏi, phối hợp tác chiến không đồng nhất và tạo ra nhiều cơ hội cho phía Quân Giải phóng tung các đòn đánh quyết định nghiền nát gần như toàn bộ các lực lượng lính đánh thuê Thái Lan này trên đất Lào. Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Thậm chí, phía Mỹ khẳng định nếu không có sự yểm trợ của Không quân Mỹ, Quân Giải phóng còn hoàn toàn có cơ hội tóm sống cả ban tham mưu và sở chỉ huy chiến dịch của lực lượng lính đánh thuê Thái Lan. Nguồn ảnh: Flickr.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Pháo phản lực DKB "cơn ác mộng" của lính Mỹ ở Việt Nam

Dù ít khi phải đối đầu nhưng pháo phản lực DKB của Việt Nam luôn khiến lính Mỹ khiếp hồn bạt vía.

tham bai ke hoach chia cat duong truong son cua my trong nam 1972

Tính thời sự trong lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Thời điểm này 72 năm trước đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc ...

/ http://danviet.vn