Một giờ tưởng niệm chiến sĩ trận Gạc Ma của học sinh Sài Gòn

Học sinh THPT Nhân Việt xúc động khi nghe hiệu trưởng kể về trung úy Trần Thị Thủy, con gái duy nhất của liệt sĩ Trần Văn Phương.

"Khi anh Phương hy sinh ngoài đảo Gạc Ma, anh vừa biết trong chuyến về phép cuối cùng đã để lại một giọt máu ở đất liền. Người con đó chính là trung úy Thủy", Hiệu trưởng Bùi Gia Hiếu chầm chậm kể trong tiết học đầu tiên sáng 14/3 của trường THPT Nhân Việt.

Nhiều học sinh đã không giấu được xúc động, rưng rưng nước mắt khi nghe câu chuyện về trung úy Trần Thị Thủy (công tác tại Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân) nhớ về cha mình là thiếu úy Trần Văn Phương - người hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền đảo Gạc Ma.

mot gio tuong niem chien si tran gac ma cua hoc sinh sai gon

Hiệu trưởng Bùi Gia Hiếu kể chuyện liệt sĩ Trần Văn Phương cho học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Hồi bé, chị Thủy không hiểu chuyện gì xảy ra với cha mình. Thấy bạn bè có ba, Thủy gặng hỏi mẹ thì chỉ nhận được câu trả lời: "Ba con đang đi công tác, chưa về". Mãi đến khi học cấp một, cùng bà và mẹ ra nghĩa trang liệt sĩ thắp hương, chị mới biết cha đã hy sinh cho Tổ quốc.

Tốt nghiệp đại học, chị Thủy được phân công về huyện Trường Sa công tác. Khi tàu tới vùng biển Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, chị đã bật khóc nức nở rồi gọi về cho mẹ nói rằng: "Con đã thấy cha rồi mẹ ơi".

Thầy Hiếu kể, chị Thủy sau đó đã xin nhập ngũ với ước nguyện được đi tiếp con đường của cha. Nguyện vọng được cấp trên chấp thuận, chị được phân công về Lữ đoàn 146 - đơn vị anh hùng Trần Văn Phương từng công tác.

"Mỗi năm, thầy và trò chúng ta ngồi đây ôn lại trận chiến Gạc Ma - giữa 64 chiến sĩ Việt Nam với quân Trung Quốc, để hiểu rằng mỗi tấc đất trên lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc phải đổi bằng xương máu cha anh. Hiểu như vậy để chúng ta sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh đó", thầy hiệu trưởng nhắn nhủ học sinh.

mot gio tuong niem chien si tran gac ma cua hoc sinh sai gon

Tiết mục văn nghệ tái hiện câu chuyện của Thiếu úy Trần Văn Phương. Ảnh: Mạnh Tùng.

Là học sinh giỏi Sử, Lê Ngọc Nho (lớp 12 Gạc Ma) tranh thủ sau buổi học lại tìm hiểu về trận chiến cách đây 30 năm trên sách báo. Nho đã viết đầy ba trang giấy học trò cảm tưởng về trận Gạc Ma và đọc trước học sinh toàn trường.

"Gạc Ma là một cuộc thảm sát của hải quân Trung Quốc với hải quân Việt Nam. Đó không phải là một trận hải chiến. Hải quân Việt Nam có bắn lại hải quân Trung Quốc phát súng nào đâu? Một bên bảo vệ cờ. Một bên nhổ cờ. Mà đâu chỉ một lần họ xâm chiếm lãnh thổ nước ta", Nho phát biểu, giọng nghẹn ngào.

Nữ sinh cho rằng, mỗi học sinh ngày nay tuy không cầm súng đánh giặc, không có nghĩa là buông lơi nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. "Cha anh ta đã gầy dựng, ta phải giữ gìn và phát triển. Hãy để lòng yêu nước và lòng biết ơn là quyền được hưởng, chứ không phải là nghĩa vụ bị ép. Đừng để sự hy sinh vì hòa bình của người đi trước trở nên vô nghĩa", Nho chia sẻ quan điểm với bạn bè.

mot gio tuong niem chien si tran gac ma cua hoc sinh sai gon

Học sinh THPT Nhân Việt xúc động khi ôn lại lịch sử trận chiến Gạc Ma. Ảnh: Mạnh Tùng.

Nhiều tiết mục hoạt cảnh, ca nhạc tái hiện sự ngoan cường của 64 chiến sĩ và giây phút máu đỏ nhuốm biển Đông của giáo viên, học sinh trường Nhân Việt được biểu diễn.

Kết thúc buổi lễ, thầy trò trường Nhân Việt trong trang phục Hải quân Việt Nam đã dành phút tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma 30 năm trước.

mot gio tuong niem chien si tran gac ma cua hoc sinh sai gon Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo

Ngay sau cuộc chiến tranh xâm lược trên bộ năm 1979, Trung Quốc đã tiếp tục âm mưu xâm lược trên biển đối với Việt ...

mot gio tuong niem chien si tran gac ma cua hoc sinh sai gon Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma: Nơi để các anh trở về

"Nay con đã về nhà rồi, về đây cùng các anh em", cụ Võ Ta, cha của liệt sĩ Võ Đình Tuấn, chia sẻ sau ...

/ https://vnexpress.net