Chờ đến bao giờ?

Không phải nhiều người đã hiểu được rằng việc nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là một đòi hỏi bức thiết…

Cho đến bây giờ, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã chứng minh cho quyết sách đúng đắn của Chính phủ mà cụ thể là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đến nay, Nhà máy đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 7 tỷ USD - gấp hơn hai lần vốn đầu tư ban đầu; góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, và tạo sức lan tỏa, làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi và động lực tăng trưởng kinh tế duyên dải miền Trung. Tuy nhiên, có một vấn đề mà cần phải được giải quyết cấp bách, đó là: Cần phải sớm nâng cấp và mở rộng nhà máy.

Tại sao lại có việc này? Phải chăng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có công nghệ lạc hậu? Có năng lực sản xuất không phù hợp? Một số người không hiểu biết cũng đã nêu những ý kiến thắc mắc về hiệu quả của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tỏ ý nghi ngờ về “chất lượng” của nhà máy. Không nhiều người hiểu được rằng việc nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là một đòi hỏi bức thiết, bởi những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, khi thiết kế xây dựng nhà máy, thì cả thế giới trong đó có Việt Nam mới áp dụng tiểu chuẩn khí thải EURO 2. Nhưng nay thì đã lên EURO 4 và thậm chí là EURO 5. Theo lộ trình của Chính phủ quy định đến năm 2017 các loại ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 4. Vì vậy, cần nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới mà Việt Nam là nước đã tham gia vào một số công ước quốc tế về môi trường.

cho den bao gio Công nhân, kỹ sư BSR đã làm chủ khoa học, công nghệ lọc dầu vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất an toàn, ổn định, liên tục và hiệu quả

Thứ hai, cần nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là để nâng cao sức cạnh tranh của nhà máy. Hiện Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn có công nghệ đi sau nên khả năng linh động trong việc lựa chọn nguồn dầu thô là cao. Nghi Sơn dễ dàng lọc các nguồn nguyên liệu rẻ hơn, đa dạng hơn nên giá cả và sức cạnh tranh sẽ cao hơn Dung Quất.

Thứ ba, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất giai đoạn 1 được thiết kế để sử dụng chế biến nguồn dầu thô Bạch Hổ và các loại dầu trong nước khác tương đương. Dầu Bạch Hổ là chủng loại dầu thô chất lượng tốt đứng hàng đầu thế giới, cũng là dầu được định giá đắt nhất (cách tính giá theo giá thế giới). Từ 2009 đến nay, nhà máy chủ yếu lọc và chế biến các loại dầu này. Tuy nhiên, ngay từ cơ sở thiết kế ban đầu, nhà máy đã được định hướng đến giai đoạn 2 là phải lọc được các loại dầu “chua”, rẻ hơn rất nhiều so với dầu Bạch Hổ. Về cơ bản, hầu hết các phân xưởng hiện hữu đã được thiết kế xây dựng với tiên liệu tính toán kết nối với giai đoạn 2, để có thể lọc loại dầu nặng hơn, “chua” hơn (nhiều lưu huỳnh hơn). Tới thời điểm này, sau 9 năm vận hành nhà máy và kể từ khi khai thác dầu Bạch Hổ đến nay, sản lượng dầu Bạch Hổ đã bắt đầu suy giảm. Theo tính toán của các nhà khoa học thì khả năng mỗi năm giảm từ 1,5 đến 2 triệu tấn. Như vậy, chỉ 5 năm nữa, dầu Bạch Hổ không còn đủ đáp ứng được nhu cầu đầu vào của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Theo dự tính lâu dài cho nhà máy, Công ty Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) phải nâng cấp, mở rộng từ bây giờ, đồng thời đa dạng hóa các loại dầu thô, tìm những loại dầu rẻ hơn để chế biến nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn được phép lưu hành. Việc đó giúp tối ưu hóa chi phí đầu vào, bảo đảm khả năng cạnh tranh cho nhà máy vì dầu thô chiếm trên 92% chi phí đầu vào. Đa dạng hóa chủng loại dầu cũng là chiến lược quản trị rủi ro, bảo đảm linh hoạt nguồn dầu thô cho nhà máy vận hành nhiều chục năm về sau. Nhà máy có quy mô công nghiệp càng lớn thì xét về suất đầu tư, chi phí trên một lượng sản phẩm sẽ càng giảm, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Với chiến lược tổng thể về phát triển công nghiệp lọc hóa dầu của Việt Nam, việc tăng công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên 8,5 triệu tấn/năm sẽ cơ bản đáp ứng được gần 50% nhu cầu của thị trường trong nước, giảm thiểu nhập khẩu xăng dầu.

Đầu tư nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là chiến lược và cũng rất cấp thiết để bảo đảm phát triển bền vững mặc dù hiện nay nhà máy đang vận hành ổn định và hiệu quả thường xuyên ở công suất 105% đến 110%. Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã được Thủ tướng Chính phủ kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 16.12.2014. Ngay sau đó, Ban quản lý Khu Kinh tế Dung Quất đã trao giấy Chứng nhận đầu tư dự án này. Theo đó dự án nâng từ công suất 6,5 triệu tấn lên 8,5 triệu tấn/năm, tương đương 192.000 thùng dầu/ngày. Tổng vốn cho dự án khoảng 1,82 tỷ USD với tỷ lệ 70% vốn vay, 30% vốn góp.

Đến nay, BSR đã thành lập Ban quản lý Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (DQRE) theo Quyết định 357/QĐ-BSR. Hiện tại BSR/DQRE đang tích cực triển khai các công việc liên quan đến công tác tổ chức. Công tác lập tiến độ tổng thể và triển khai các gói thầu đều đang được tích cực thực hiện theo kế hoạch đề ra: Tiến độ tổng thể đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phê duyệt; các gói thầu như Hồ sơ mời thầu (ITB) gói thầu thiết kế tổng thể (FEED), Tư vấn giám sát (PC), Lập đề cương, khảo sát địa hình địa chất phục vụ thiết kế FEED, Rà phá bom mìn đã được triển khai theo kế hoạch.

Khu Kinh tế Dung Quất đã chuẩn bị 4 khu đất với tổng diện tích 108,2ha (3 khu nằm sát nhà máy hiện hữu, 1 khu cạnh cảng xuất sản phẩm) để bàn giao cho Ban quản lý dự án nâng cấp, mở rộng trước quý I.2016. Cụ thể, diện tích xây dựng 94ha, phần diện tích hành lang an toàn khoảng 14,2ha thuộc địa bàn hai xã Bình Trị và Bình Thuận, huyện Bình Sơn.

Về Tập đoàn Dầu khí VN, tỉnh Quảng Ngãi và và BSR đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để nâng cấp và mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất… Tuy nhiên, đã gần 3 năm qua, mọi việc gần như “dậm chân tại chỗ” bởi không có sự bảo lãnh về vốn vay của Chính phủ.

Đây thực sự là một nghịch lý.

Bởi lẽ, BSR là doanh nghiệp vốn nhà nước. Cho nên, công ty hoạt động hoàn toàn theo kế hoạch của Tập đoàn, của Bộ Công thương và được Chính phủ phê duyệt. Bây giờ, việc nâng cấp và mở rộng Nhà máy là nhu cầu sống còn đối với sự phát triển bền vững của nhà máy, là lẽ đương nhiên và nhìn thấy là có lợi về mọi mặt… Nếu Chính phủ không bảo lãnh cho vay vốn Ngân hàng thì Nhà máy cũng chẳng lần đâu ra tiền mà “nâng cấp, mở rộng”.

Vừa qua, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo BSR và đều thấu hiểu tất cả. Đồng thời đã có những kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền để sớm có cơ chế về tài chính cho việc nâng cấp, mở rộng Nhà máy. Việc nâng cấp, mở rộng sớm ngày nào là Nhà nước có lợi ngày đó. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, Chính phủ phải chỉ đạo các Bộ Tài chính, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư… khẩn trương tìm con đường đi cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

cho den bao gio PVN cần có được thực quyền như một doanh nghiệp

Luật Dầu khí đầu tiên được ban hành năm 1993 khi Việt Nam bắt đầu mở cửa, tuy đã qua 2 lần sửa đổi và ...

cho den bao gio Tìm “cánh cửa mở” cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) là doanh nghiệp nhà nước trong nhiều năm qua đã có đóng góp to lớn vào ...

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=412874

Nguyễn Như Phong