Chỉ có ở Việt Nam: Cọc tre chống đổ bộ...hạ trực thăng

Trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Việt Nam đã lập nên vô số chiến công thuộc hàng độc nhất vô nhị trong lịch sử quân sự thế giới.

Cuộc chiến diễn ra tại Việt Nam là sự đối đầu giữa cường quốc quân sự hàng đầu thế giới với sức mạnh súng đạn, sắt thép và phương tiện tưởng như ở mức vô song, trong khi phía bên kia là một quân đội được trang bị còn rất thô sơ và lạc hậu.

Thế nhưng chỉ bằng những phương tiện tự chế hay hàng "quá date", quân và dân Việt Nam vẫn lập nên nhiều chiến công tưởng như chỉ có trong huyền thoại, có thể kể ra đây một số ví dụ tiêu biểu như Đại tá Trần Xuân Đạt dùng súng ngắn vít cổ trực thăng UH-1 hay nữ dân quân Ngô Thị Hồng Thương dùng súng trường K-44 bắn rơi tiêm kích F-4.

Ngoài vũ khí được nước bạn viện trợ, các chiến sĩ du kích miền Nam với các loại súng tự chế, chông tre, mìn bẫy cũng tạo dựng được rất nhiều chiến tích thuộc hàng độc nhất vô nhị trong lịch sử chiến tranh thế giới.

chi co o viet nam coc tre chong do boha truc thang
Trực thăn vận tải CH-21C cẩu lựu pháo 105 mm

Piasecki CH-21 Workhorse/Shawnee là chiếc trực thăng vận tải sử dụng kết cấu 2 rotor thẳng hàng tương tự như CH-47 Chinook, nó chính là người tiền nhiệm của dòng máy bay lên thẳng nổi tiếng của Mỹ sau này.

Chiếc CH-21 thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 1952 và phục vụ tới năm 1967, nó có chiều dài 16,01 m; đường kính rotor 13,41 m; chiều cao 4,8 m; trọng lượng rỗng 4.058 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 6.609 kg.

Máy được được trang bị 2 động cơ Wright R-1820-103 công suất cực đại 1.425 mã lực (1.063 KW), cho tốc độ tối đa 204 km/h, tầm hoạt động 427 km, trần bay 2.880 m; khả năng chuyên chở 20 lính hoặc 12 cáng cứu thương, kíp điều khiển 3 - 5 người.

chi co o viet nam coc tre chong do boha truc thang
Trực thăng Piasecki CH-21 Shawnee của Mỹ bị lật sau khi đâm vào cọc tre chống đổ bộ

Trong giai đoạn đầu khi mới tham chiến tại Việt Nam, khi chưa điều động UH-1 và CH-47, quân Mỹ thường sử dụng trực thăng vận tải CH-21 Shawnee cho nhiệm vụ đổ quân, nó có thể dùng khẩu súng máy 12,7 mm để yểm trợ hỏa lực dọn bãi.

Đối phó với phương tiện này khi đó là điều cực kỳ khó khăn với du kích miền Nam khi súng đạn vẫn còn là "của hiếm", bởi vậy họ đã sáng tạo ra phương thức có một không hai đó là dùng các bãi cọc tre để ngăn không cho trực thăng đáp xuống.

Một sự kiện hy hữu đã xảy ra vào ngày 8/12/1962, một chiếc CH-21 trong khi đáp xuống không rõ do phi công thiếu quan sát hay vì một lý do nào đã làm trực thăng bị lật nhào sau khi đâm trúng vào hàng cọc chống đổ bộ, dẫn tới bị hư hỏng nặng.

Dùng cọc tre, gỗ chống lại các loại xe cộ hay tàu thuyền đã từng xảy ra nhiều trên phạm vi toàn thế giới, tuy nhiên chiến công "vít cổ" trực thăng bằng loại "vũ khí" kỳ lạ này là chiến công độc nhất vô nhị của riêng Việt Nam.

chi co o viet nam coc tre chong do boha truc thang Nhà báo Nick Út: “Tôi muốn đem những kỉ vật của tôi về Việt Nam bởi tôi là người Việt Nam”

“Tôi muốn đem những kỉ vật của tôi về Việt Nam bởi tôi là người Việt Nam. Tôi muốn người trẻ có thể hiểu được ...

chi co o viet nam coc tre chong do boha truc thang Những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam qua ống kính người Nhật

Có mặt tại Sài Gòn tháng 4.1975, phóng viên người Nhật Bản Hiroji Kubota đã ghi lại loạt ảnh khó quên về những ngày cuối ...

chi co o viet nam coc tre chong do boha truc thang Giải mã về tình báo Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Không chỉ Cục Tình báo Trung ương (CIA), Cơ quan Quân báo Quốc phòng (DIA) thuộc Lầu Năm Góc, Cơ quan An ninh quốc gia ...

Tùng Dương

/ http://baodatviet.vn