Đây là một bài viết của mạng Sina lý giải những lý do Thái Lan không chọn tàu ngầm của Hàn Quốc mà chọn tàu ngầm do Trung Quốc chế tạo.
Thái Lan luôn là đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á, nhưng mấy năm trở lại đây lại mua vũ khí quân dụng từ Trung Quốc, ví dụ như hợp đồng mua tàu ngầm. Tin tức Thái Lan muốn mua tàu ngầm để nâng cấp lực lượng bộ đội tàu ngầm đã thu hút nhiều nước, cuối cùng Thái Lan đổi hướng từ tàu ngầm Hàn Quốc sang tàu ngầm S26T của Trung Quốc. Hợp đồng này đã được ký tháng 5.2017 với tổng cộng 3 tàu.
Thái Lan chuộng tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất hơn tàu ngầm dán nhãn Hàn Quốc.
Căn cứ theo ước tính công khai của Thái Lan, tàu đầu tiên có giá 385 triệu USD. Tại sao Thái Lan không thích những tàu ngầm Hàn Quốc giá rẻ hơn mà lại thích những tàu ngầm Trung Quốc đắt đỏ? Hiện tại, nguyên nhân đã được tiết lộ, trước hết là do tính năng tốt.
“Thứ nhất, Tàu ngầm S26T của Trung Quốc là tàu ngầm thông thường 2600 tấn được phát triển dựa trên phiên bản tốt nhất của tàu ngầm lớp 039B, trình độ công nghệ rõ ràng là cao. Hệ thống AIP của nó có thể duy trì hành trình tốc độ thấp liên tục cho tàu trên 750 hải lý, hoặc là có thể lặn dưới nước 20 ngày. Khi phối hợp sử dụng động cơ diesel điện, hành trình của tàu có thể đạt 2000 hải lý hoặc là 65 ngày hoạt động liên tục”, Sina viết.
“Trang bị cũng rất tốt, có thể phóng nhiều loại vũ khí: ngư lôi chống hạm, chống ngầm, thủy lôi cùng với tên lửa chống hạm từ tàu ngầm. Thêm nữa còn có các thiết bị điện tử tiên tiến, tính năng khiến người người hài lòng.
Thứ hai, giá cả không cao như tưởng tượng, ngoài giá tàu ngầm cao một chút, các thiết bị khác đi kèm nó rất rẻ. Ví dụ, cung cấp thiết bị bảo dưỡng sửa chữa, đáp ứng chuyển giao kỹ thuật để giúp Thái Lan xây dựng một xưởng đại tu, cũng có thể cung cấp một số thứ mà người khác không có được, chẳng hạn: tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm, đó là thứ không phải cứ có tiền là mua được. Phía Thái Lan dùng phương thức thanh toán cho từng tàu nhận được cũng như giao dịch đổi hàng cho nên giảm thiểu áp lực tài chính.
Cuối cùng là thế kỷ trước kiểu giao dịch đó đã có thành công lớn. Khi đó Thái Lan đã mua từ Trung Quốc nhiều tàu hộ vệ, trở thành những tàu chủ lực của hải quân họ. Điều này khiến Thái Lan có ấn tượng tương đối tốt với các sản phẩm Trung Quốc. Nó cũng khiến Hải quân Thái Lan tiến một bước trong việc Trung Quốc hóa. Trước đó tàu chủ lực mặt nước đã chiếm một nửa giang sơn, đến nay thêm lực lượng dưới nước nữa thì trở thành hàng Trung Quốc đã chiếm toàn diện rồi”, trang mạng Sina bình luận thêm.
Ấn tượng bên trong "sát thủ săn ngầm" hàng đầu của nước Mỹ
Với nhiều khả năng như trinh sát, phóng tên lửa và ngư lôi..., tàu ngầm tối tân John Warner được coi là một trong các ... |
Bí ẩn vũ khí làm thay đổi lịch sử chiến tranh trên biển
Ngày 26.3.1941, Italia đã sử dụng các đầu nổ có thể tách rời để đánh chìm một tàu tuần dương Anh tại Vịnh Suda, Crete. ... |
Phi cơ săn ngầm Nga lần đầu bay qua Bắc Cực sau 27 năm
Quân đội Nga nối lại hoạt động của máy bay săn ngầm tại khu vực Bắc Cực sau nhiều năm gián đoạn. |
Tranh cãi về tuyên bố tàu ngầm hạt nhân Nga áp sát căn cứ hải quân Mỹ
Giới phân tích tỏ ý nghi ngờ việc hải quân Mỹ không phát hiện được tàu ngầm hạt nhân Nga đến gần căn cứ của ... |
Vén màn bí mật vụ tàu ngầm Trung Quốc gặp nạn 15 năm trước
Thủy thủ đoàn gồm 70 người trên tàu ngầm số hiệu 361 của Trung Quốc đã chết một cách kỳ lạ vào năm 2003. Nguyên ... |
Sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Nga khiến khiến phương Tây nể sợ
Sự phát triển và đổi mới liên tục của hạm đội tàu ngầm Nga đã giúp đảm bảo an ninh tại các vùng biển của ... |
Muốn khai hỏa tại Bắc Cực, tàu ngầm Mỹ cần dùng xẻng
Dù có thể phá được lớp băng dày 0,8m tại Bắc Cực nhưng nếu muốn khai hỏa, tàu ngầm Mỹ cần đến sự can thiệp ... |
Ngày đăng: 17:03 | 06/04/2018
/ http://danviet.vn