Phó tư lệnh Hải quân Mỹ Bill Moran vừa đưa ra tuyên bố khá lạ về chiến lược của Mỹ tại Bắc Cực để cạnh tranh với đối thủ Nga.

Hãng TASS dẫn tuyên bố của ông Bill Moran trong một hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington hôm 16/4, Hải quân Mỹ ưu tiên hiện diện tại Bắc Cực, thay vì tăng số lượng căn cứ quân sự ở khu vực khắc nghiệt này.

Vị tư lệnh Mỹ cho biết: "Đối với tôi, các căn cứ không quan trọng bằng sự hiện diện quân sự. Tôi nghĩ chúng ta nên bảo đảm sự hiện diện cần thiết để mọi người hiểu rằng khu vực này quan trọng như thế nào đối với Mỹ".

tuyen bo la cua my ve bac cuc

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ.

Sẽ không có gì đáng nói về phát biểu của vị tư lệnh này nếu như hồi giữa tháng 4/2019, lãnh đạo cao nhất của Hải quân Mỹ là Tướng Richard Spencer nhấn mạnh rằng: "Chúng tôi sẽ dồn mọi nguồn lực có thể để nâng cấp những căn cứ cũ và xây căn cứ mới để cạnh tranh với Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực".

Mỹ sẽ điều động chiến hạm, tàu hậu cần và tất cả những gì cần thiết tới Bắc Cực tham gia nhiệm vụ tự do hàng hải. Kế hoạch của Washington không chỉ hạn chế nhiệm vụ tự do hàng hải mà còn liên qua tới việc triển khai binh sĩ tới căn cứ bỏ hoàng Adak.

Tướng Spencer cho biết, Mỹ lên kế hoạch điều động tàu và máy bay giám sát P-8 Poseidon tới đó. "Chắc chắn mọi việc sẽ được thực hiện như kế hoạch và tôi hy vọng nó sớm được hiện thực hóa".

Dù tuyên bố đã được những nhà lãnh đạo của Hải quân Mỹ đưa ra khá rõ ràng nhưng đâu là chiến lược thực sự của Mỹ đối với Bắc Cực thì chưa thực sự rõ ràng. Nhưng dù có theo đuổi chiến lược nào thì mục đích của Mỹ nhằm đuổi kịp sức ảnh hưởng của Nga tại khu vực Bắc Cực.

Nhưng theo giới chuyên gia, kế hoạch của Mỹ khó có thể đạt được. Hiện Nga đang có hạm đội tàu phá băng khổng lồ, bao gồm 5 tàu phá băng hạt nhân và 30 tàu phá băng chạy bằng diesel. Ba tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân tối tân hàng đầu thế giới, dự kiến gia nhập hạm đội Nga trong một vài năm tới.

Cùng với đó, Nga cũng đang chế tạo các tàu tuần tra đa dụng mới có thể hoạt động ở Bắc Cực. Lô tàu đầu tiên dự kiến chuyển giao cho Hải quân Nga trong năm 2020. Đặc biệt, Nga còn xây dựng các cơ sở quân sự độc nhất tại Bắc Cực, được trang bị hệ thống radar cùng các căn cứ thường trực lẫn di động.

Trong khi đó, hiện Mỹ chỉ có duy nhất 1 tàu phá băng hạng nặng. Mặc dù trước đây cựu Tổng thống Barack Obama từng cam kết sẽ thu hẹp "khoảng cách về tàu phá băng" đối với Nga sớm nhất là từ năm 2015, song tình hình vẫn chưa có gì khởi sắc khi thời hạn nói trên đã qua từ lâu.

Vladimir Bruter – chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính trị và Nhân đạo quốc tế nhận xét: "Mỹ thiếu tài nguyên để có thể nắm quyền tại Bắc Cực". Vị chuyên gia này cho rằng, ý muốn của Mỹ không phải là để tranh giành quyền thống trị ở Bắc Cực mà thay vào đó là tìm cách phá hoại cuộc chơi giữa các đối thủ - nơi Mỹ không có gì nổi trội.

tuyen bo la cua my ve bac cuc Cuba tuyên bố không bỏ rơi Venezuela

Tuyên bố trên được Bí thư Đảng Cộng sản Cuba Raul Castro đưa ra bất chấp “những lời đe dọa” của Mỹ, ngay cả khi ...

tuyen bo la cua my ve bac cuc Iran tuyên bố Mỹ là quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố

Tehran chỉ trích việc Mỹ liệt Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách khủng bố là hành động phi pháp và dại ...

Ngày đăng: 08:30 | 20/04/2019

/ http://baodatviet.vn