Tôi nghe nói, ở tù mà chẳng thiếu gì, nằm phòng điều hòa, uống rượu tây, thậm chí còn được đưa vợ con, bồ nhí vào...
Ở tù còn được mang cả bồ nhí?
Một cán bộ cao cấp của Văn phòng Chính phủ đã nghỉ hưu cho biết, đề xuất đưa quan chức đi thăm nhà tù cho biết sợ mà bớt tham nhũng là một đề xuất hay.
ĐBQH Nguyễn Mai Bộ. Ảnh: Infonet |
Tuy nhiên, ông băn khoăn không biết đề xuất đó dựa trên cơ sở nào, có được nhìn nhận từ khảo sát thực tế hiện tại không?.
"Ở tù đối với tội phạm kinh tế nhiều khi còn sướng hơn ở ngoài. Tôi nghe người ta nói, ở trong nhà tù mà tù nhân được sống như trong "khách sạn", đầy đủ tiện nghi chẳng thiếu gì, được nằm phòng điều hòa, uống rượu tây, thậm chí còn được đưa vợ con, bồ nhí vào thăm nom, chăm sóc.
Nếu như thế thật thì tôi chỉ e đưa họ đi thăm quan xong họ lại muốn vào ở tù". Đây là lý do ông cho rằng cần phải đi khảo sát, khẳng định tính đúng sai của những thông tin trên rồi hãy đề xuất.
Vị này cũng cho biết, một lý do nữa để phải cân nhắc lại đề xuất trên đó là chính sách ân xá của Việt Nam.
"Tôi thấy nhiều tội phạm kinh tế, tham nhũng hàng nhiều tỉ bị phạt tù hàng chục tới vài chục năm nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn là được tại ngoại. Thậm chí, có những người sau khi ra tù được một thời gian ngắn đã lại giàu có trở lại", ông kể.
Từ những vấn đề trên, ông cho rằng, đề xuất trên chỉ để tham khảo, khó thực hiện được.
Về đề xuất "không tố cáo cán bộ đã nghỉ hưu", vị này cho rằng, đề xuất trên là đi ngược với quy định tại luật Hình sự.
Theo đó, luật Hình sự mới quy định việc tố giác, tố cáo tội phạm tham nhũng không bị giới hạn thời hiệu điều tra. Theo quy định này, nếu một cán bộ, lãnh đạo có dấu hiệu tham nhũng nhưng đã về hưu mà bị dân phát hiện, tố cáo thì phải điều tra, xử lý.
Nếu trong quá trình điều tra, khối tài sản do vị quan chức đã nghỉ hưu đó sở hữu nhưng không chứng minh được nguồn gốc hoặc được xác định từ nguồn gốc tham nhũng, hối lộ thì phải thu hồi về ngân sách.
"Không thể có chuyện ăn cắp tiền của của dân rồi về nghỉ hưu là xong, là hạ cánh an toàn. Như thế bảo sao quan chức nào cũng muốn làm chuyến vét cuối nhiệm kỳ, vơ vét một mớ rồi về nghỉ ngơi", vị cán bộ bức xúc.
Không tố cáo cán bộ nghỉ hưu là không công bằng
Cũng cho rằng, không tố cáo cán bộ đã nghỉ hưu là điều bất hợp lý, bà Lê Thu Ba, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng cho rằng như vậy là bỏ lọt tội phạm.
"Khi anh đương chức người ta không dám tố cáo vì lo sợ bị anh trả thù hoặc vì chưa đủ chứng cứ, bây giờ nghỉ hưu rồi nhưng người ta chứng minh được những việc làm của anh là sai phạm, là có hành vi tham ô, tham nhũng thì phải để dân họ tố cáo chứ.
Hơn nữa, dù đã nghỉ hưu thì quan chức, cán bộ vẫn là một Đảng viên, vẫn phải chịu trách nhiệm trước Đảng về hành vi, lối sống của mình", bà Ba nói.
Bà Ba nhấn mạnh, nếu muốn phòng chống tham nhũng, phải làm quyết liệt, kín kẽ không thể mở đường cho quan chức "hạ cánh an toàn" được.
ĐBQH Nguyễn Mai Bộ đề cập tới điều bất cập trong khoản 1, Điều 95, luật Phòng chống tham nhũng đang được đưa ra lấy ý kiến. Trong đó có quy định, "đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng mà xin được từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm thì được miễn xử lý kỷ luật, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
Ông Bộ cho rằng, quy định trên đang bộc lộ nhiều bất cập. Ông giải thích, bản chất của việc tố cáo là tìm ra hành vi vi phạm pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn, nếu đề xuất trên được thông qua cũng có nghĩa nhiều vấn đề bức xúc liên quan tới cán bộ tham nhũng sẽ bị bỏ lọt.
Điều này cũng mâu thuẫn với khoản 2, Điều 2, luật Tố cáo. Trong đó có quy định, công dân được quyền tố cáo với cả cán bộ đương chức và cả với cán bộ đã nghỉ hưu.
"Nếu quy định như khoản 1, Điều 95, luật Phòng chống tham nhũng là bất hợp lý, không đảm bảo sự công bằng. Thực tế đã có những cán bộ cao cấp thuộc diện Chính phủ quản lý, cụ thể là trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa, đã có biểu hiện vi phạm nhưng lại xin nghỉ hưu. Trong trường hợp này, lẽ ra không được chấp nhận cho bà Thoa nghỉ hưu mà phải bị xử lý chức vụ theo quy định của luật Công chức.
Hay trường hợp ông Võ Kim Cự, ông Vũ Huy Hoàng cũng đã có động tác xử lý... Tuy nhiên, hình thức xử lý vẫn chưa triệt để, chưa đảm bảo công bằng. Tôi cho rằng, với những trường hợp này, ngoài việc phải bị xử lý theo quy định của luật Công chức, còn phải xử lý với các khoản trợ cấp được hưởng khác từ ngân sách nhà nước, trừ các khoản chi trả của bảo hiểm xã hội", ông Bộ phân tích.
Qua đó, vị đại biểu nhấn mạnh, không thể để cán bộ, quan chức được "hạ cánh an toàn", mà phải cho phép tố cáo cả những cán bộ đương chức và quan chức đã nghỉ hưu.
Theo vị đại biểu, trong trường hợp có sự xung đột giữa các luật thì việc xử lý phải được nghiên cứu thêm, tuy nhiên, không được phép giới hạn quyền tố cáo.
Có nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng đến các đối tượng ngoài nhà nước?
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, chiều 9/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật phòng, ... |
Tài sản cho con, "bồ nhí": Phải điều tra nguồn gốc!
Tất cả các vụ việc được dư luận đặt ra cần phải làm rõ nguồn gốc tài sản là ở đâu, không chứng minh được ... |
Saudi Arabia thiệt hại 100 tỷ USD vì tham nhũng
Hoạt động tham nhũng của Hoàng gia và quan chức đã khiến Saudi Arabia thiệt hại ít nhất 100 tỷ USD trong suốt hàng thập ... |
(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/nhieu-nguoi-con-thich-o-tu-hon-vi-suong-qua-3346883/)
Ngày đăng: 09:29 | 12/11/2017
/ Theo Hoài An/Đất Việt