Lãnh đạo Sở TNMT TP Đà Nẵng khẳng định, nhà máy đốt rác phát điện hay nhà máy nào TP kêu gọi đầu tư liên quan đến xử lý rác, thì phải có công nghệ xuất xứ từ các nước châu Âu.
Tại buổi họp báo quý 2 năm 2019, liên quan đến vấn đề xây dựng khu liên hợp xử lý rác thải tại bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Sở TNMT TP cho biết, chủ trương của TP đã được HĐND TP thống nhất tại kỳ họp lần thứ 11, nâng cấp bãi rác Khánh Sơn thành khu liên hợp xử lý rác thải với công nghệ hiện đại. Trong đó, có 1 nhà máy xử lý rác 1000 tấn/ngày, 1 lò đốt rác thải y tế cùng với 1 nhà máy xử lý phân bùn bể phốt.
“Hiện, có một nhà máy xử lý rác mà năm 2009, TP đã cấp chủ trương đầu tư cho Cty CP Môi trường đô thị Việt Nam với công suất 650 tấn/ngày. Đến năm 2015, thì đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, sau 6 tháng hoạt động thì hiệu quả không như mong muốn và dừng hoạt động”, ông Hùng thông tin.
Ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Sở TNMT TP Đà Nẵng trả lời tại buổi họp báo. ảnh: H.Vinh |
Theo ông Hùng, hiện nay, theo đề xuất của nhà đầu tư, TP thống nhất chủ trương cho Cty Môi trường đô thị Việt Nam nâng cấp công nghệ và tiếp tục triển khai dự án với quy mô 650 tấn/ngày. Nhà đầu tư đề xuất sẽ triển khai theo công nghệ, đốt và thu hồi năng lượng. Nhưng quá trình triển khai phải đảm bảo các tuân thủ các quy định của pháp luật, như thẩm định công nghệ thì phải được Bộ TNMT thẩm định hoặc Bộ Công thương cho phép bổ sung vào kế hoạch đấu nối điện…
Ông Hùng cũng thông tin, TP mới dừng lại ở bước thống nhất chủ trương cho Cty nâng cấp công nghệ và liên danh để triển khai nhà máy từ năm 2009. Quá trình, phải tuân thủ đầy đủ các quy định và được tất cả các bộ ngành có liên quan thẩm định theo đúng quy trình. Trên cơ sở đó, TP sẽ cho phép triển khai nâng cấp dự án.
“Theo công nghệ đốt hiện nay, TP sẽ kiểm soát lượng tro xỉ phải dưới 20%. Trong đó, trách nhiệm của nhà đầu tư là phải xử lý, sử dụng lượng tro xỉ đáy này để làm vật liệu xây dựng hoặc phục vụ việc khác, còn hoàn toàn không có trách nhiệm của TP phải đi xử lý lượng tro xỉ đáy này. Còn lại sẽ kiểm soát tỉ lệ tro bay dưới 5%, nhưng với TP Đà Nẵng, nếu cho phép đầu tư nhà công nghệ đốt phát điện thì nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm xử lý luôn số tro bay này chứ không có chuyện TP thực hiện việc này”, ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Hùng cũng khẳng định, nhà máy đốt rác phát điện hay nhà máy nào TP Đà Nẵng kêu gọi đầu tư liên quan đến xử lý rác, thì phải có công nghệ xuất xứ từ các nước châu Âu. Và phải có chứng nhận đảm bảo được xuất xứ công nghệ từ châu Âu.
Vụ nhà máy rác ở Cà Mau chôn xác thai nhi: Không khởi tố vụ án hình sự Liên quan đến thông tin Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau (Cà Mau) phát hiện và chôn cất hơn 300 xác thai nhi ... |
18 tấn tro bay/ngày tại nhà máy xử lý rác, Cần Thơ đau đầu tìm phương án xử lý Mỗi ngày phát sinh đến 18 tấn tro bay nhưng Nhà máy xử lý rác sinh hoạt Cần Thơ vẫn chưa có phương án xử ... |
Vì sao dân phản đối xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở hồ đầu nguồn Hà Tĩnh? Ngày 11/9, hàng trăm người dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đồng loạt phản đối trước đề xuất của UBND thị xã Kỳ Anh ... |
Dân tiếp tục chắn ngang đường vào nhà máy xử lý rác ở Quảng Ngãi Dù được lãnh đạo địa phương vận động, người dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn cương quyết tập trung dùng ... |
Ngày đăng: 15:11 | 24/07/2019
/ laodong.vn