Một nghiên cứu mới từ Đại học Pennsylvania cho thấy, 36% những người từng mắc COVID-19 không phát triển kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 trong máu.
Một số người nghĩ rằng họ được bảo vệ trước dịch COVID-19 và không cần tiêm vaccine vì họ đã từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện Emerging Infectious Disease cho thấy, 36% những người mắc COVID-19 không có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 trong máu.
Đây là một tỷ lệ đáng kể và cung cấp thêm bằng chứng cho thấy chúng ta nên tiêm vaccine COVID-19 thậm chí cả khi từng mắc bệnh.
(Ảnh minh họa: Getty) |
Nghiên cứu, dẫn đầu là các bác sĩ y khoa Weimin Liu và Beatrice Hahn thuộc Đại học Pennsylvania, đã kiểm tra mẫu máu của 72 người dương tính với virus SARS-CoV-2 qua xét nghiệm RT-PCR. Ngoại trừ 2 người, tất cả các bệnh nhân trên đều có triệu chứng, với 13 người (18%) có triệu chứng nhẹ, 48 người (67%) có triệu chứng trung bình và 9 người (12%) có triệu chứng nặng. Các nhà nghiên cứu đã chờ ít nhất 3 tuần cho tới khi từng người không còn triệu chứng nữa trước khi kiểm tra mẫu máu của họ.
Chỉ 46 trong số 72 người tham gia có kháng thể chống lại protein gai của virus SARS-CoV-2 trong máu. Lượng kháng thể được sản sinh dao động đáng kể từ 182 - 312.500. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện kết quả tương tự với các kháng thể chống lại các phần khác của virus như miền liên kết thụ thể (RBD) và vỏ bọc nhân. Trong khi đó, 26 người (chiếm 36%) vẫn còn huyết thanh âm tính, tức là họ chưa phát triển lượng kháng thể ở mức có thể phát hiện được trong máu.
Đội ngũ nghiên cứu phát hiện ra rằng những người không phát triển kháng thể, trung bình trẻ hơn những người có thể sản sinh kháng thể khoảng 10 tuổi. Nghiên cứu này cũng cho thấy những người có tải lượng virus SARS-CoV-2 thấp hơn trong đường hô hấp có thể có ít kháng thể trong máu hơn.
Nghiên cứu trên 72 người có lẽ không phải một nghiên cứu lớn nhưng đây không phải là nghiên cứu đầu tiên cho thấy những người từng mắc COVID-19 không phát triển kháng thể. Chẳng hạn, theo một bài viết trên EClinical Medicine, 5% trong số 698 người ở Israel vẫn còn huyết thanh âm tính mặc dù họ từng dương tính với virus SARS-CoV-2.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp về các bệnh truyền nhiễm Journal of Infectious Diseases cho thấy tỷ lệ này thậm chí cao hơn (20%) trong số những người ở New York tham gia nghiên cứu. Một nghiên cứu khác từ Đức công bố trên tạp chí nghiên cứu về virus học lâm sàng Journal of Clinical Virology cho thấy tỷ lệ cao bất thường là 85%.
Dĩ nhiên, các kháng thể không phải là những biện pháp bảo vệ miễn dịch duy nhất trước virus SARS-CoV-2. Việc thiếu kháng thể không có nghĩa là bạn không được bảo vệ trước bất kỳ điều gì. Thậm chí cả khi không có kháng thể ở mức có thể phát hiện, hệ miễn dịch của bạn vẫn có sự bảo vệ khác. Dù vậy, việc thiếu kháng thể có thể cho thấy bạn sẽ dễ bị tổn thương hơn.
Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng các chuyên gia y tế công cộng khác khuyến cáo mọi người nên tiêm vaccine bất kể từng mắc COVID-19 hay chưa. Một lý do để tiêm vaccine là sự phát triển miễn dịch tự nhiên ở mỗi người rất khác nhau. Chúng ta không biết sự miễn dịch này kéo dài bao lâu. Trái lại, vaccine COVID-19 đem tới sự bảo vệ ổn định hơn trước virus SARS-CoV-2.
Người dân không nóng vội đi xét nghiệm định lượng kháng thể SARS-CoV-2! |
Báo cáo về vaccine Nano Covax: Tạo kháng thể cao gấp 10 lần người khỏi COVID-19 |
Kháng thể nào ngăn chặn được biến chủng Delta? |
Ngày đăng: 11:14 | 06/09/2021
/ vtc.vn