Tại sao nữ sinh Phạm Song Toàn phải chuyển trường trong khi người đáng phải ra đi là cô giáo Trần Thị Minh Châu - người không làm đúng trách nhiệm của một nhà giáo? Phải chăng người nói ra sự thật thường phải chạy trốn trong khi người khác chọn im lặng để bình yên?
Ngày 23/3, tại chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành giáo dục TP.HCM với học sinh tiêu biểu năm 2018, em Phạm Song Toàn (THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM) đã bật khóc kể trong lớp có cô giáo bộ môn khi lên bục giảng "không nói gì với chúng con cả, cô không dạy, cô chỉ viết bài".
Đã hơn một học kỳ, lớp Toàn phải tự học, tự làm bài và không biết nói với ai cả. Dù giáo viên chủ nhiệm cố gắng giải quyết, nhưng không thành công.
Sau đó, sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã cử cán bộ về trường tìm hiểu và mọi việc đúng như phản ánh của Song Toàn. Thế nhưng, sau bản tường trình thừa nhận có việc không giảng bài trên lớp, cô giáo Minh Châu "được phép" chỉ nói lý do không giảng bài cho thầy hiệu trưởng nghe và tiếp tục giảng dạy bình thường.
Tiếp đó, cô Châu còn có ý trách Song Toàn với báo chí rằng, cô bé đã không mở lòng với cô mà lại đi nói chuyện cô không giảng bài ở nơi không phù hợp.
Với tư cách là một nhà giáo, cô Châu nhận sai nhưng rồi lại chống chế và nói không ai bảo cho cô biết việc cô không giảng bài sẽ gây ức chế cho học sinh. Ngay lập tức, dư luận ở trường, ngoài xã hội đều hướng về cô học trò nhỏ chỉ mới 17 tuổi.
Dũng cảm nói lên sự thật, nữ sinh vẫn chọn cách ra đi để được bình yên?
Và sáng 6/4, trong cuộc họp với lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và hiệu trưởng trường THPT Long Thới, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã nói, qua thông tin nắm được, sau khi phản ánh việc cô giáo toán nhiều tháng không giảng bài cho lớp của mình, em Phạm Song Toàn đã chịu nhiều áp lực vì có luồng dư luận của chính học sinh trong trường đả kích em.
Kết quả của sự cô lập ấy, phụ huynh của nữ sinh đã phải khẩn thiết xin chuyển trường - một điều bất lợi cho em trong khoảng thời gian cuối năm học.
Tôi gọi việc chuyển trường của Toàn là cuộc tháo chạy của lòng quả cảm sau khi nữ sinh này dám nói lên sự thật. Quả thật, nhìn vào cục diện của sự việc từ đầu cho đến sáng nay, cuối cùng Toàn vẫn phải là người chịu thiệt, còn cô Châu hầu như không "hề hấn" gì.
Khi chấp nhận nói ra sự thật ở chỗ "đông người", có lẽ, Toàn không lường trước việc mình phải ra đi như vậy. Bởi, nếu hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM quyết liệt hơn thì nữ sinh đã không bị thầy cô, bạn bè nhìn nhận sai lệch về hành động nói lên sự thật.
Nhà trường đã để cho một học sinh quả cảm ra đi và giữ lại sự ấm ức làm đau đớn những mầm xanh khác. Không một trường lớp nào, không một học sinh nào chấp nhận giáo viên lên lớp mà không giảng bài, không trao đổi cùng học sinh. Vậy mà, không hiểu vì lẽ gì mà trường THPT Long Thới chấp nhận.
Khoản c và khoản e của Điều 118, chương VIII của Luật Giáo dục có nêu các hành vi: "Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương trình giáo dục; xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học" được xem là vi phạm và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, đến giờ, cô Châu vẫn yên vị công tác.
Và tôi thật tiếc khi phải nói, sự việc cô giáo không giảng bài đâu phải chỉ có mỗi Song Toàn biết, tất cả học sinh trong lớp đều biết. Thế nhưng, tất cả đều chọn im lặng để bình yên. Một sự bình yên mù quáng sẽ dẫn các em về đâu trong tương lai, tôi không biết và không dám nghĩ đến nữa.
Hôm nay, Song Toàn chọn cách ra đi, mang theo sự tổn thương của lòng chính nghĩa nhưng tôi tin sẽ có nhiều người thức tỉnh. Và ít nhất, lãnh đạo UBND TP.HCM cũng đã nói: "Lẽ ra sau khi vụ việc xảy ra, xác minh phản ánh của em Song Toàn là có thật thì việc cần làm ngay là đình chỉ việc lên lớp của cô giáo, sau đó mới tìm hiểu vụ việc đúng sai như thế nào".
Ngọc Lài
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Cô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng: Gia đình kiến nghị điều tra, xử lý nghiêm
Gia đình học sinh làm đơn kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm nữ giáo viên ở Hải Phòng phạt học sinh uống ... |
Cô giáo không giảng bài suốt 3 tháng: \'Sao người chuyển đi lại là em?\'
Sau khi đọc thông tin gia đình em Phạm Song Toàn bật khóc, muốn chuyển trường mới cho con khi kỳ thi học kỳ đang ... |
Vụ cô giáo quỳ gối: Xem xét thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Võ Hòa Thuận
Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) xác nhận việc ông Võ Hòa Thuận được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, hiện cơ ... |
Vụ cô giáo quỳ xin lỗi ở Long An: Mức kỷ luật cách chức hiệu trưởng có quá nặng?
Như Lao Động đã thông tin, chiều 5.4, Hội đồng Kỷ luật huyện Bến Lức (tỉnh Long An) đã họp xem xét và quyết định ... |
Cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước lau bảng: Tôi quá sai rồi, tôi xin lỗi
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương (Hải Phòng) đã lên tiếng sau sự việc bắt học sinh của mình súc miệng bằng nước giặt giẻ ... |
Giáo viên buộc học sinh uống nước giẻ lau bảng: Nguồn gốc cái ác từ đâu?
Việc bà Nguyễn Thị Minh Hương - giáo viên Trường tiểu học An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng - ép buộc học sinh uống ... |
Cô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng: Đưa học sinh đi kiểm tra sức khỏe
Học sinh lớp 3 bị cô giáo phạt uống nước giặt giẻ lau bảng vừa được đưa đến bệnh viện kiểm tra toàn diện sức ... |
Hiệu trưởng THPT Long Thới: \'Em Toàn muốn cô Châu tiếp tục dạy\'
Hiệu trưởng trường THPT Long Thới, TP.HCM, cho hay chính Song Toàn muốn cô Châu tiếp tục dạy lớp mình nên nhà trường mới để ... |
Ngày đăng: 10:19 | 07/04/2018
/ http://www.nguoiduatin.vn