Phát hiện sự cố và phải hạ cánh khẩn, tuy nhiên khi tiếp đất chiếc tiêm kích F-35A của Mỹ lại gặp tai nạn nghiêm trọng khác.

Thông tin và hình ảnh vụ tai nạn này được trang The Drive dẫn nguồn Không quân Mỹ (USAF) cho biết: "Chiếc F-35A hạ cánh khẩn cấp và tiếp đất an toàn tại căn cứ Eglin, nhưng càng đáp phía trước bị gãy sau khi nó dừng gần đường băng.

Đơn vị cứu hỏa đã nhanh chóng có mặt ở hiện trường, phi công điều khiển chiếc F-35A không bị thương".

f 35a cam dau xuong dat khi ha canh

Hiện trường chiếc F-35A gặp nạn.

USAF chưa tiết lộ chi tiết về vấn đề với chiếc F-35A trong khi bay và nguyên nhân gãy càng, chỉ tiết lộ sự cố xảy ra lúc 12h50 ngày 22/8 (giờ địa phương) và một cuộc điều tra đang được tiến hành. Theo hình ảnh tại hiện trường cho thấy xe cứu hỏa đậu gần chiếc F-35A, nhưng không rõ có xảy ra cháy trên phi cơ trước khi hạ cánh hay không.

Hiện mức độ thiệt hại với tiêm kích F-35A cũng chưa được xác định, nhưng cú đập mũi xuống đất có thể làm hỏng một cảm biến tinh vi và đắt tiền nhất của máy bay, gồm radar AESA AN/APG-81 và tổ hợp trinh sát dẫn bắn quang - điện tử (EOTS).

Trong đó, khối EOTS nằm dưới mũi máy bay và ở đúng vị trí va chạm với đường băng, khiến nó có thể đã bị hỏng hẳn.

Theo nhận định của Aviationist, để có được tính năng tàng hình cho F-35, người Mỹ phải đánh đổi rất nhiều khiến chúng rất dễ bị tổn thương. Và vụ tai nạn hôm 22/8 có thể xuất phát từ sự đánh đổi này.

Và vụ việc ngày 24/4 cũng là trường hợp tương tự khi một chiếc F-35A khác của Mỹ đã phải hạ cánh khẩn tại một căn cứ của Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản (ASDF) ở tỉnh Fukuoka phía Tây Nam nước này do phát sinh sự cố.

Nguồn tin riêng của ASDF có được cho biết, chiếc F-35A đã đáp xuống căn cứ này lúc 11h theo giờ địa phương và không có ai bị thương. Phi công đã liên lạc với kiểm soát không lưu của căn cứ này ngay trước khi hạ cánh khẩn cấp.

Dù Mỹ không đưa ra bất cứ tuyên bố nào về vụ việc nhưng theo ASDF, nhiều khả năng chiếc F-35 này đang trên đường tới một căn cứ của Quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ tại tỉnh Yamaguchi cạnh Fukuoka.

Trong khi đó, nguồn tin riêng của ASDF cho biết, chiếc tiêm kích thế hệ 5 gặp trục trặc liên quan phần thân vỏ của máy bay. Và nếu thông tin này được xác nhận thì đây cũng là lần thứ 2 tiêm kích F-35 gặp vấn đề về phần thân vỏ khi hoạt động tại Nhật Bản kể từ cuối năm 2017.

Cụ thể ngày 5/12, trong chuyến bay tuần tra gần đảo Okinawa, một chiếc F-35 của Mỹ đã bị lột mất miếng vỏ lớn. Vụ việc diễn ra khi chiếc tiêm kích F-35A đang bay tuần tra cách căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa trên 100km.

Sự cố này cũng đã được Không quân Mỹ xác nhận và cho biết, mảnh vỏ bất ngờ bị lột khỏi máy bay có kích thước khoảng 30cm x 60cm.

Vấn đề càng trở nên bất ngờ hơn khi phi công không hề hay biết đến sự cố này dù phần vỏ của F-35 được giới thiệu trang bị hàng loạt các cảm biến tối tân. Và sự cố chỉ được phát hiện khi nhân viên kỹ thuật làm công tác bảo dưỡng sau mỗi chuyến bay.

f 35a cam dau xuong dat khi ha canh F-35 có giúp NATO \'tiến xa hơn và hung hăng hơn\'?

NATO cho rằng F-35 hoàn toàn áp đảo trước các máy bay thế hệ thư 4 của địch thủ.

f 35a cam dau xuong dat khi ha canh Chuyển hay không chuyển F-35 cho Thổ đều là ác mộng Mỹ

Người Mỹ cho rằng, việc có thực hiện thương vụ tiêm kích F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ hay không đều có thể là cơn ác ...

f 35a cam dau xuong dat khi ha canh Kỹ sư Anh bị bắt với cáo buộc bán bí mật tiêm kích F-35 cho Trung Quốc

Bắc Kinh dường như đã nắm được nhiều thông tin bí mật về siêu tiêm kích F-35 nhờ cựu kỹ sư cao cấp của tập ...

Hòa Bình

Ngày đăng: 13:05 | 23/08/2018

/ http://baodatviet.vn