Chuyện nữ giáo viên trường Tiểu học Đặng Cương (An Dương, Hải Phòng) phải nhập viện cấp cứu vì bị một nhóm đối tượng xông vào phòng học, lăng mạ, hành hung là rất nghiêm trọng, cho thấy cần có những giải pháp quyết liệt để ngăn chặn bạo lực học đường.

Chuyện nữ giáo viên trường Tiểu học Đặng Cương (An Dương, Hải Phòng) phải nhập viện cấp cứu vì bị một nhóm đối tượng xông vào phòng học, lăng mạ, hành hung là rất nghiêm trọng, cho thấy cần có những giải pháp quyết liệt để ngăn chặn bạo lực học đường.

Lỗi trước hết thuộc về cô giáo, đã dùng hình phạt đánh vào tay học sinh tái vi phạm nội quy trường học. Cho dù với động cơ để giáo dục học sinh, thì hành vi này sẽ gây tổn thương tới thân thể và tâm lý trẻ em, là điều mà Luật Giáo dục nghiêm cấm.

Bị phụ huynh hành hung, hiện sức khỏe cô H. (trường Tiểu học Đặng Cương, An Dương, Hải Phòng) còn yếu.

Đối với phụ huynh, nhiều người sẽ rất bức xúc đến mức thiếu kiềm chế khi biết con mình bị đánh (mặc dù họ có thể đánh con thì không sao). Tuy nhiên, hành vi kéo đến trường, lăng mạ, đánh gây thương tích giáo viên ngay trên bục giảng là điều không thể chấp nhận được.

Hành vi này không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, thân thể nhà giáo, mà còn làm môi trường học đường bị ảnh hưởng, tinh thần các nhà giáo bất an.

Việc công an xử lý cũng thiếu tính nhân văn. Đúng ra, biết cô giáo bị đánh, thì điều đầu tiên là phải đưa đi cấp cứu. Nhưng họ lại yêu cầu cô “làm việc”, đến nỗi cô ngất xỉu luôn tại đó, mới được đưa đi viện.

Sự việc cho thấy, mặc dù các quy định đã rõ, và thường xuyên được tuyên truyền, nhưng tình trạng bạo hành trong học đường, vẫn tồn tại. Học sinh đông, hiếu động, không ngoan, thậm chí vô lễ, làm giáo viên rất mệt mỏi và áp lực.

Bên cạnh đó, một số giáo viên vẫn có những lời nói, hành động chưa đúng, gây tổn thương cho học sinh. Một số nhà trường, giáo viên vẫn tự ý đề ra các hình phạt đối với học sinh vi phạm trái quy định, mà điển hình là vụ việc xảy ra ở trường Lương Thế Vinh (Hà Nội).

Bạo hành học đường diễn ra ở 3 mối quan hệ: học sinh - học sinh; giáo viên - học sinh và phụ huynh - giáo viên, gây nên những hậu quả nặng nề, mà đối tượng thiệt thòi nhất, vẫn là học sinh.

Đã đến lúc, cần có các giải pháp, để “Nói không với bạo lực học đường”, bắt đầu từ nhà trường, giáo viên. Không thể nhân danh vì học sinh để đề ra các biện pháp trừng phạt xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể học sinh. Đối với các học sinh không ngoan, chậm tiến, cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức đoàn thể, xã hội để giáo dục, cảm hóa.

Ở góc độ khác, nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội cần “chia lửa” với giáo viên trong việc giáo dục học sinh, không thể phó mặc tất cả cho giáo viên. Công việc giáo viên quá vất vả, áp lực, nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương.

Đừng để con em của chúng ta, phải chứng kiến thêm các cảnh bạo lực và nước mắt.

https://laodong.vn/dien-dan/co-giao-bi-hanh-hung-tren-buc-giang-dung-de-tre-chung-kien-them-canh-bao-luc-567512.ldo

Phụ huynh xông vào lớp học tấn công cô giáo

Phạt học sinh vì không mặc đồng phục, nói chuyện riêng trong lớp, cô giáo bị phụ huynh xông vào phòng học chửi bới, hành ...

Cứ “tố” thầy cô đi, ai dạy dỗ con anh chị!

Chuyện phụ huynh học sinh “tố” cô giáo chủ nhiệm ở trường Dân lập Lương Thế Vinh hà khắc, “không tình người, chỉ có hình ...

Ngày đăng: 09:48 | 01/10/2017

/ Theo Quang Đại/báo Lao động