Chủ đầu tư BOT Bến Lức nói nếu bị tài xế phản đối đưa tiền lẻ sẽ đếm, đưa tiền chẵn sẽ thối và xả trạm khi có ùn tắc.
Sáng 7/6, tỉnh Long An họp báo công khai dự án BOT Bến Lức. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra liên quan đến dự án như mức giá, việc công khai tài chính, chuẩn bị cho tình huống phản ứng của dư luận, thời gian thu phí...
|
|
Ông Phạm Văn Cường, Chủ đầu tư BOT Bến Lức. Ảnh: Hoàng Nam. |
Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Công ty Băng Dương, Chủ đầu tư BOT Bến Lức - cho biết, mức giá khởi điểm chung thấp nhất 30-35.000 đồng, cao nhất 165.000-180.000 đồng mỗi lượt xe. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, nhà đầu tư đã đơn phương xin hạ giá xuống còn 25.000 - 165.000 đồng.
Riêng ôtô của người dân hai bên tuyến không sử dụng mục đích kinh doanh vận tải sẽ được miễn phí; xe của các doanh nghiệp nằm trên tuyến chỉ thu phí một lần và được giảm 20%.
"Đường cũ rộng 7 m, 2 làn xe; còn đường mới rộng 17 m, 4 làn xe, xây mới 8 cầu, tốc độ 80 km/h. Vì đầu tư công khai minh bạch, tôi tin rằng người dân sẽ không phản ứng nên không chuẩn bị gì", ông Cường nói và cho biết, nếu tài xế đưa tiền lẻ sẽ đếm, đưa tiền chẵn sẽ thối và xả trạm khi có ùn tắc.
Ông Cường cũng nói, khi nào có văn bản chỉ đạo từ Tổng cục Đường bộ sẽ đổi tên "trạm thu giá" thành "trạm thu phí".
Theo chủ đầu tư, dự án đã đảm bảo đưa vào sử dụng nên kiến nghị tỉnh cho thu phí giữa tháng 6. "Lúc đầu, dự kiến thu trong 19 năm, nhưng 4.700 lượt xe mỗi ngày đêm là đếm trước đó, giờ ko chính xác. Sau 6 tháng hoạt động, quyết toán xong, chúng tôi sẽ đếm lại xe và tính lại thời gian thu cụ thể", ông Cường nói.
Trong tổng số 1.079 tỷ đồng kinh phí cho dự án, theo ông Cường, có 100 tỷ để giải phóng mặt bằng, 700 tỷ làm đường và cầu, 80 tỷ lãi ngân hàng và hơn 100 tỷ dự phòng.
|
|
BOT Bến Lức xin thu phí trong tháng 6. Ảnh: Châu Đức. |
Ông Phạm Văn Cảnh - Phó chủ tịch UBND Long An - cho biết, đây là dự án BOT đầu tiên trên địa bàn nên tỉnh chuẩn bị rất chặt chẽ. "Tỉnh đã thống nhất phương án mức phí của nhà đầu tư. Riêng về thời gian thu, chỉ còn thủ tục niêm yết công khai dự án, nếu hoàn thành tỉnh sẽ đồng ý cho nhà đầu tư thu phí", ông Cảnh nói.
Dự án đường ĐT 830 được UBND Long An phê duyệt năm 2016, dài 24 km. Đây là điểm kết nối tỉnh lộ ĐT 824 vào đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10) của TP HCM. Trên tuyến có hai trạm thu phí thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Lức và xã Hữu Thạnh, huyện Đức Hòa.
Mục tiêu dự án là nâng cao năng lực trung chuyển hàng hoá từ các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Long An, đồng thời tăng cường vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với TP HCM, góp phần "chia lửa" áp lực quá tải cho các tuyến đường cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hoàng Nam
Vì sao HN đề nghị "xóa sổ" trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài?
TP. Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc xem xét giải tỏa trạm thu phí Bắc Thăng ... |
Tài xế không trả phí, hất tung barie trạm BOT Tân Đệ
Tài xế không trả phí, hất tung barie trạm BOT Tân Đệ Thái Bình. Cho rằng trạm thu phí Tân Đệ trên quốc lộ 10, ... |
15 trạm BOT sai vị trí không di dời: Ai thông cảm?
Việc không di dờ 15 trạm thu phí đặt sai vị trí là chưa nghĩ đến lợi ích của dân, chưa vì quyền lợi của ... |
Ngày đăng: 14:35 | 07/06/2018
/ https://vnexpress.net