Việt Nam phải bắt nhịp tái cơ cấu kinh tế thời 4.0

(Diễn đàn trí thức) - Cả tái cơ cấu kinh tế lẫn cuộc CMCN 4.0 đều là cơ hội cho Việt Nam. Không thể chậm hơn được nữa mà Việt Nam phải có cách để bắt nhịp.

Sáng 2/10, Liên Hiệp hội Việt Nam tổ chức Diễn đàn khoa học "Tái cơ cấu nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4".

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Nghiêm Vũ Khải nhận định, năm nay là năm thứ 3 LHH tổ chức các diễn đàn khoa học nhằm tập trung ý kiến của trí thức đối với chính sách, chủ trương, chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nội dung chính của hội thảo hướng tới hai nội dung chính: tái cơ cấu nền kinh tế và kết nối trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0.

viet nam phai bat nhip tai co cau kinh te thoi 40

Ông Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn.

Theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Phú Hoa – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được nhiều chuyên gia khoa học đánh giá tác động của nó là sự tác động mang tính cộng hưởng, với tốc độ ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng tốc độ như các cuộc cách mạng trước đó về phạm vi và chiều sâu mang tính hệ thống.

Quan điểm của GS.TSKH. Lê Du Phong, nguyên Quyền Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân thì cho rằng, tái cơ cấu kinh tế là câu chuyện đã bàn mãi nhưng trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tận dụng được để tập trung tái cơ cấu hướng vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược sinh học, công nghệ thông tin.

Hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn quá lạc hậu, yếu kém. Năm 2017, 561.000 doanh nghiệp khác nhau nhưng 96% là DN nhỏ và siêu nhỏ. Hợp tác xã và nông trại nhỏ hoạt động yếu kém. Công cụ lao động, công nghệ sản xuất nông nghiệp cũng lạc hậu: máy cấy, máy cày đi sau các nước hàng chục năm.

Vận dụng được cuộc CMCN 4.0 và tái cơ cấu kinh tế nên được tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp để thúc đẩy Việt Nam có cơ hội đến gần hơn các thành tựu KHCN trên thế giới.

Bên cạnh đó, tái cấu trúc kinh tế cần tập trung vào nâng cao năng lực của DN Việt Nam để kinh tế nội có thể phát triển thêm.

"Chúng ta đã có gần 600 DN rồi, cần tập trung làm sao để chất lượng của các DN này được nâng lên và đảm nhận được công việc rất quan trọng. Lâu nay chúng ta tập trung vào các doanh nghiệp FDI nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới khó đoán thì không thể chắc chắn cho bất cứ kịch bản nào đối với các DN FDI" - ông Phong nhận định.

Chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh nêu ý kiến, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế VN trong 10 năm trở lại đây đã có dấu hiệu khá mạnh mẽ nhưng chưa đặt trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.

Tái cơ cấu kinh tế theo TS. Vũ Đình Ánh cần tập trung vào 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, CNTT và du lịch.

CMCN 4.0 đặt trọng tâm không phải ngành công nghiệp nhưng tập trung vào dịch vụ. Dịch vụ này do máy móc thiết bị cung cấp chứ không phải con người cung cấp. Như vậy CMCN 4.0 thay đổi hoàn toàn bản chất của dịch vụ lâu nay tại Việt Nam. Để vận dụng cuộc CMCN này trở nên hiệu quả, phải thay đổi từ cách suy nghĩ hành động và tư duy lãnh đạo.

Các đại biểu tham dự cuộc họp cũng cho rằng, cần đẩy mạnh thay đổi tư duy của người làm lãnh đạo về cuộc CMCN 4.0 và tái cơ cấu kinh tế Việt Nam. Khi có sự thay đổi về thể chế, chính sách, các điều kiện thuận lợi để phát triển, DN và xã hội sẽ tự động thích ứng được với các điều kiện và phong trào mới.

viet nam phai bat nhip tai co cau kinh te thoi 40

TS Nguyễn Đức Kiên –Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu tại hội thảo

Phát biểu cuối buổi họp, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh rằng, cả tái cơ cấu kinh tế lẫn cuộc CMCN 4.0 đều là cơ hội cho Việt Nam. Do đó, không thể chậm hơn được nữa mà Việt Nam phải có cách để bắt nhịp.

Việc tái cơ cấu nền kinh tế trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 diễn ra đặt ra nhiều thách thức đối với lãnh đạo (Đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo, tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự), đối với đội ngũ doanh nghiệp VN (97,5% là DN nhỏ và siêu nhỏ), bản thân xã hội VN cũng phải tự đổi mới theo từng cá nhân.

"Chúng ta còn nhiều tàn dư của nền kinh tế sản xuất nông hộ nên không thể ngày một ngày hai mà kỳ vọng được [tái cơ cấu kinh tế thành công-PV]" - ông Kiên nhận định.

Ông Kiên cho rằng, quá trình phát triển cuộc CMCN 4.0 là thành quả của cả loài người, không phân biệt của riêng nước nào, quốc gia nào, mang tới nhiều kinh nghiệm cho các nước rút ngắn quá trình Công nghiệp hóa. Việt Nam hiện chưa tìm được ngành nghề, lĩnh vực nào để tập trung phát triển, vận dụng cuộc CMCN này.

Ông lấy ví dụ: Nếu chỉ so sánh tỷ trọng cơ cấu GDP và tỷ trọng người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp lại không phản ứng đúng thực tế. Tại Bắc Ninh, GDP trong nông nghiệp chỉ chiếm 1,7- 2,2% trong tỷ trọng kinh tế thì Bắc Ninh có phải là một tỉnh công nghiệp không?

Ở Hải Dương, tỷ trọng Nông nghiệp trong GDP là 8,7% nhưng tới 28% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực này. 100% xuất khẩu của Hải Dương là do DN FDI.

Ông Kiên cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi: Vấn đề tái cơ cấu của Việt Nam có thành công không? Vậy biểu hiện vai trò của Nhà nước là vừa trở thành "bà đỡ" trong phát triển nhưng không can thiệp vào cơ chế thị trường? Tổ chức bộ máy theo đó sẽ phải thế nào cho phù hợp với CMCN 4.0, với phương thức sản xuất mới để vừa đáp ứng yêu cầu thực tế vừa hỗ trợ dẫn dắt để các DN phát triển?

viet nam phai bat nhip tai co cau kinh te thoi 40 Tuyển Việt Nam: Vì HLV Park Hang Seo mới là"người đặc biệt"!

Danh sách triệu tập dự AFF Cup của HLV Park Hang Seo mới rò rỉ đã kịp làm ông thầy người Hàn nhận nhiều "gạch ...

viet nam phai bat nhip tai co cau kinh te thoi 40 Việt Nam 100 sân golf chưa đủ: Từ Bắc chí Nam xin mở thêm

Sức nóng” của dự án sân golf đang lan rộng từ Bắc chí Nam, từ Tây Nguyên cho đến Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Hải ...

viet nam phai bat nhip tai co cau kinh te thoi 40 Thịt chó ở Việt Nam và ám ảnh phải ‘đẹp’ trong mắt người nước ngoài

Hà Nội muốn cấm thịt chó vì nó gây phản cảm với người nước ngoài. Thế nhưng, thái độ của người nước ngoài đối với ...

Cúc Phương

/ http://baodatviet.vn