Khi mà Tổng thống Vladimir Putin có thể hài lòng về những gì đã đạt được tại cuộc gặp Thượng đỉnh tại Helsinki (Phần Lan) vào hôm 16.7 vừa rồi, Tổng thống Donald Trump lại đang phải đau đầu đối phó “sóng gió” tại quê nhà.

Tại Helsinki, hai nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, cho ra nhiều ý tưởng mới cho các vấn đề quốc tế nổi cộm như Syria, Ukraine,… và đặc biệt là nỗ lực song phương nhằm phục hồi mối quan hệ Nga – Mỹ vốn đã bị đóng băng nhiều năm nay. Thế nhưng, “bóng ma” nghi vấn can thiệp bầu cử hồi năm 2016 đã tiếp tục “ám” Tổng thống Trump, lấn át toàn bộ những kết quả đạt được ở Helsinki.

“Bão tố” Washington

“Lời khen thì ít lời chê thì nhiều” – đó là tình trạng mà Tổng thống Trump đang phải đối mặt khi về nước sau cuộc gặp với người đồng cấp Nga. Lý do là trong mắt những người phản đối hay phe đối lập Đảng Dân Chủ, màn trình diễn của ông Trump tại Helsinki bị đánh giá là “yếu đuối” trước Tổng thống Putin. Ngoài ra, ông Trump còn bị chỉ trích khi không thể chỉ trích, đối chất với vị chủ nhân Điện Kremlin. một cách quyết liệt về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

washington noi song hau thuong dinh trump putin

Tổng thống Donald Trump trong một cuộc họp Nội các Mỹ tại Nhà Trắng vào hôm 18.7.2018. Ảnh: Reuters.

Đặc biệt, thái độ tin nhà lãnh đạo Nga hơn là các cơ quan tình báo, điều tra Mỹ và lời bình luận “Tôi cũng không thấy bất kỳ lý do gì để khẳng định là Moscow có làm” đã khiến dư luận không khỏi phẫn nộ, oán trách vị Tổng thống đã trực tiếp chống lại đất nước.

Khi về Mỹ, ông Trump đã cố sửa sai khi thay đổi quan điểm tại Helsinki, tuyên bố rằng mối đe dọa can thiệp bầu cử từ Nga vẫn đang hiện hữu. Đồng thời, ông cũng cho biết rằng Tổng thống Putin sẽ phải chịu trách nhiệm với việc can thiệp bầu cử.

“Ông ấy là người đứng đầu quốc gia, giống như tôi cũng phải chịu trách nhiệm với những gì xảy ra trong nước Mỹ”, ông Trump nói trong một cuộc phóng vấn với CBS News.

Tuy nhiên, những lời nói này vẫn không thay đổi được quyết tâm phải theo đuổi đến cùng vụ việc cho “ra ngô ra khoai” của Đảng Dân Chủ. Bên cạnh việc kêu gọi tăng cường trừng phạt Nga, các nghị sĩ thuộc phe đối lập hiện còn đang đưa ra một ý kiến “không tưởng”: “thẩm vấn” phiên dịch viên của ông Trump.

Phiên dịch viên cũng không thoát “bão”

washington noi song hau thuong dinh trump putin

Phiên dịch viên Marina Gross (trái) ghi chú trong lúc Tổng thống Donald Trump nói chuyện với Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ cuộc gặp Thượng đỉnh Nga - Mỹ tại Helsinki (Phần Lan) hôm 16.7.2018. Ảnh: AP.

Theo Sputnik đưa tin, phe đối lập Mỹ đang kêu gọi Ủy ban Giám sát Hạ viện đưa bà Marina Gross – phiên dịch viên của Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp kín với người đồng cấp Nga Vladimir Putin – ra điều trần.

“Tôi kêu gọi phải điều trần phiên dịch viên người Mỹ có mặt trong buổi nói chuyện của Tổng thống Trump với ông Putin để làm rõ xem họ đã thảo luận riêng gì với nhau”, Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen (Đảng Dân Chủ) viết trên mạng xã hội Twitter ngày vào hôm diễn ra Thượng đỉnh (16.7). “Người phiên dịch viên này có thể giúp chúng ta xác định xem ông Trump đã đại diện nước Mỹ chia sẻ hay hứa cái gì với ông Putin”.

Tuyên bố này của Thượng nghị sĩ Shaheen nhận được nhiều ủng hộ tới mức chỉ một hôm sau đó, Hạ nghị sĩ Bill Pascrell (Đảng Dân Chủ) đã gửi thư tới Hạ nghị sĩ Trey Gowdy (Đảng Cộng Hòa) và Hạ nghị sĩ Elijah Cummings (Đảng Dân Chủ) – chủ tịch và ủy viên cao cấp của Ủy ban Giám sát Hạ viện, hối thúc Ủy ban yêu cầu bà Marina Gross điều trần công khai về “chi tiết cuộc gặp kín”.

Tuy nhiên, ý tưởng này bị các chính trị gia Đảng Cộng Hòa đánh giá là “điên rồ” và “chưa từng có”.

“Từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt gặp nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin hồi năm 1943 cho tới nay, việc Tổng thống Mỹ gặp người đứng đầu Điện Kremlin là chuyện bình thường”, ông Stephen Cohan – giáo sư danh dự thuộc Trường Đại học New York nói với Fox News.

“Mọi tổng thống từ thời Eisenhower (tổng thống thứ 34 của nước Mỹ - PV) đã gặp nhà lãnh đạo Kremlin chỉ vì một lý do: để tránh chiến tranh xảy ra giữa hai siêu cường hạt nhân”.

washington noi song hau thuong dinh trump putin Nỗ lực \'dập lửa\' của Trump sau hội nghị thượng đỉnh với Putin

Nhà Trắng liên tục đưa ra cách giải thích mới cho phát ngôn của Tổng thống, nhằm xoa dịu dư luận sau thượng đỉnh Trump ...

washington noi song hau thuong dinh trump putin Vì sao ông Trump không hề là "con rối" của Tổng thống Putin?

Công chúng đã bị xỏ mũi khi truyền thông Mỹ gọi ông Trump là "con rối" của nhà lãnh đạo Nga. Trên thực tế, chính ...

washington noi song hau thuong dinh trump putin Chi phí duyệt binh theo ý Trump có thể tốn kém ngang tập trận Mỹ - Hàn

Cuộc duyệt binh Trump muốn tổ chức tại Washington có thể ngốn tới 12 triệu USD, gần bằng chi phí cuộc tập trận từng bị ...

Ngày đăng: 15:44 | 19/07/2018

/