Tối 23-2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA theo sáng kiến của WHO cho Việt Nam cùng 4 nước khác…
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chủ trì buổi công bố |
Buổi lễ công bố diễn ra tại trụ sở của WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), do Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chủ trì. Năm quốc gia được WHO công bố chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA đợt này gồm Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Pakistan và Serbia.
Như vậy, đến nay đã có 11 nước được nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA theo sáng kiến của WHO. Đây là công nghệ sản xuất vaccine tiên tiến, cho phép cập nhật các biến chủng và sản xuất với số lượng lớn, do đó không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống đại dịch Covid-19 mà còn giúp chủ động ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai.
Dự và phát biểu tại buổi công bố theo hình thức trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, việc Việt Nam trở thành 1 trong 11 nước được WHO lựa chọn để tiếp nhận công nghệ mRNA cho thấy WHO đánh giá cao năng lực của nước ta để trở thành trung tâm sản xuất vaccine tại khu vực.
“Chúng tôi tin tưởng rằng khi tham gia sáng kiến này Việt Nam không những làm chủ được công nghệ vaccine mRNA để sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cung cấp cho các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần khắc phục sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Vì sao trẻ khỏi COVID-19 vẫn cần tiêm vaccine?
Trẻ sau khi khỏi COVID-19 có cần tiêm vaccine không khi trong cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên? |
Bộ Y tế cho phép sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir cho trẻ em mắc COVID-19
Hướng dẫn mới của Bộ Y tế quy định trẻ mắc COVID-19 thể nhẹ, có ít nhất một yếu tố nguy cơ được điều trị ... |
F0 tiếp tục tăng cao, người dân tiêm đủ liều vaccine không nên chủ quan
Sau Tết Nguyên đán, ca mắc COVID-19 tại nước ta tiếp tục tăng cao, đỉnh điểm là ngày 14/2 ghi nhận gần 30.000 F0 mới. ... |
Ngày đăng: 10:11 | 24/02/2022
/ www.anninhthudo.vn