Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động triển khai các trạm khí tượng trái phép ra các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp phi pháp tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chiều 8/11, trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc tuyên bố khai trương một số trạm khí tượng trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:
"Việc Trung Quốc đưa vào sử dụng các trạm quan trắc trên các cấu trúc xây dựng, cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này".
Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một trong 3 nơi Trung Quốc triển khai các trạm khí tượng phi pháp. (Ảnh: AP)
Bà Hằng nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nói trên, tuân thủ nghiêm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và khu vực cũng như nỗ lực của nước trong việc đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Người phát ngôn một lần nữa khẳng định "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Trước đó, hôm 2/11, tờ SCMP đưa tin Trung Quốc đã triển khai 3 trạm khí tượng tới các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở biển Đông, gồm Đá Subi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mặc dù Bắc Kinh khẳng định các trạm khí tượng này được triển khai nhằm mục đích đảm bảo an toàn hàng hải trên Biển Đông, nhiều chuyên gia cho rằng động thái trên là để phục vụ cho mục đích quân sự.
Ô tô bỏ chạy khỏi hiện trường sau tai nạn, để lại thi thể nạn nhân
Sau cú va chạm, nam thanh niên tử vong tại chỗ. Chiếc ô tô 4 chỗ nhanh chóng rời khỏi hiện trường vụ tai nạn ... |
Trung Quốc mở trái phép ba trạm khí tượng ở Trường Sa
Các cơ sở của Trung Quốc bị nghi ngờ nhằm mục đích quân sự, dù nước này biện minh chúng giúp đảm bảo an toàn ... |
Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định mọi hoạt động của các bên tại 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà không ... |
Tàu câu mực bị chìm ở Trường Sa: 44 ngư dân về đất liền an toàn
Hơn một tuần sau sự cố chìm tàu ở Trường Sa, 44 ngư dân Quảng Nam đã trở về đất liền an toàn. |
Ngày đăng: 17:18 | 08/11/2018
/