Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội khi tham gia TPP dù Hoa Kỳ đã tuyên bố rút khỏi đàm phán về Hiệp định này.

Tham vọng TPP 11

Sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hồi tháng 1/2017, các quốc gia còn lại đang nỗ lực tiến hành các vòng đàm phán mới về Hiệp định này, còn gọi là TPP 11.

GS.TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội hoan nghênh động thái tích cực trên của các quốc gia.

Theo ông Đào, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Úc hay New Zealand đã bày tỏ mong muốn thay thế Mỹ để đóng vài trò lĩnh xướng trong các cuộc đàm phán về TPP 11.

Đặc biệt hiện nay có 1 số quốc gia lên tiếng bày tỏ mong muốn mời Trung Quốc tham gia TPP để có thêm động lực. Bản thân Trung Quốc cũng kêu gọi thúc đẩy các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm kiến lập Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).

viet nam dam phan lai tpp co hoi rat lon
Việt Nam có nhiều cơ hội khi tham gia TPP, dù Mỹ đã rút lui. Ảnh minh họa

“Tôi đánh giá rất cao việc 11 quốc gia tiếp định đàm phán thương mại. Họ muốn chứng minh năng lực của mình khi Mỹ rút lui đồng thời muốn bỏ Mỹ khỏi cuộc chơi.

Việc này tôi nghĩ là cần thiết. Các nước không thể vì Mỹ rút lui mà nao núng. Trong số 11 nước còn lại tôi thấy cũng có nhiều nước mạnh và có thị trường rộng lớn.

Khi 11 nước trên tham gia đàm phán TPP và đưa vào triển khai, tôi tin rằng đó sẽ là một cú hích rất lớn để phát triển nền kinh tế trong khu vực và thế giới”, ông Đào nhấn mạnh.

Trong bối cảnh không có Hoa Kỳ tham gia TPP, GS Đặng Đình Đào cho rằng chắc chắn nội dung đàm phán hay thỏa thuận giữa các bên sẽ có sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với hoàn cảnh cũng như lợi ích các quốc gia.

“Khi Mỹ tham gia thì sẽ phụ thuộc nhiều vào thị trường của Mỹ. Tuy nhiên thời điểm này, các thỏa thuận sẽ đứng trên quyền lợi của 11 nước để xem xét cái đó. Cái đó phải đứng trên lợi ích chung của khối và của từng nước.

Theo tôi nếu lôi kéo thêm được 1 vài nước tham gia, chẳng hạn như Trung Quốc thì sẽ tốt. Việc này sẽ chứng minh rằng không chỉ có Mỹ mà nhiều quốc gia khác cũng mong muốn tham gia vào khối để thức đẩy tăng trưởng thương mại của các nước và thế giới”, ông Đào nhấn mạnh.

Việt Nam phải tự nâng cao chất lượng hàng hóa

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thị trường các nước trong khu vực châu Á ngày càng sâu rộng, GS Đặng Đình Đào cho rằng khả năng Mỹ quay trở lại vòng đàm phán với 11 quốc gia có thể xảy ra.

“Chúng ta phải hiểu rằng, khi tham gia TPP thì hai bên cùng có lợi, chứ không chỉ riêng 1 quốc gia nào hưởng lợi cả. Hiện nay vị trí và sức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á đã bị giảm đi nhiều. Bản thân Mỹ cũng sẽ bị thiệt hại vì những quyết định của mình.

Mỹ cũng đang thiếu khá nhiều mặt hàng. Điều dễ nhận thấy là giá cả và hàng hóa người dân Mỹ sử dụng sẽ cao hơn so với thời điểm các nước nhiều nước cùng xuất khẩu hàng hóa vào quốc gia này. Trong thị trường thương mại quốc tế, các nước phải dựa vào nhau cả chứ không thể nói rằng tôi mạnh tôi không cần gì cả. Ngay cả với bản thân nước Mỹ cũng vậy”, ông Đào nói.

Trong trường hợp Mỹ quay trở lại vòng đám phán TPP, vị GS khẳng định, đó là một cơ hội rất lớn đối với Việt Nam. Bởi lẽ Mỹ là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với hàng hóa của Việt Nam.

“Việt Nam phải tận dụng và nắm bắt việc này. Thị trường Mỹ yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, vệ sinh thực phẩm. Vì thế chúng ta phải vươn lên để đáp ứng. Các doanh nghiệp cần sản xuất ra những hàng hóa, sản phẩm có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng”, ông Đào nhấn mạnh.

Trường hợp Mỹ không tham gia TPP, GS Đặng Đình Đào cho rằng bên cạnh mở rộng thị trường với các quốc gia thành viên, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh hơn nữa thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ để tăng cường xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm thị trường Mỹ quan tâm.

“Thị trường Mỹ luôn rộng mở. Vấn đề là chúng ta có đáp ứng được thị trường hay không? Dù trong trường hợp nào thì các yếu tố về tiêu chuẩn, chất lượng cũng phải đặt lên hàng đầu để tránh tình trạng hàng hóa bị trả về”, ông Đào chia sẻ thêm.

(http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/viet-nam-dam-phan-lai-tpp-co-hoi-rat-lon-3343439/)

viet nam dam phan lai tpp co hoi rat lon Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Tránh hô khẩu hiệu!

Để tham gia FTA thế hệ mới, Việt Nam cần giải quyết vấn nạn tham nhũng, tạo môi trường tự do thương mại và tìm ...

viet nam dam phan lai tpp co hoi rat lon Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Hội nhập thế nào?

“Khi hội nhập quốc tế chúng ta phải coi trọng vấn đề giao dịch và làm thế nào bảo vệ được quyền sở hữu, nhất ...

viet nam dam phan lai tpp co hoi rat lon Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Bước ngoặt TPP

Gia nhập TPP có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và được coi là bước ngoặt khi chúng ta gia ...

viet nam dam phan lai tpp co hoi rat lon Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới: Nỗi lo rất lớn

Khi tham gia FTA thế hệ mới, Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh quyết liệt của mọi quốc gia, với nguy cơ tụt ...

Ngày đăng: 12:25 | 21/09/2017

/ Theo Nguyễn Hoàn/Báo Đất việt