Nguồn gốc ngày cá tháng tư: Dù rất hào hứng tham gia các trò đùa trong ngày nói dối 1/4, nhiều người chưa biết vì sao ngày này lại được gọi là Cá tháng tư.

Ngày nói dối diễn ra vào 1/4 Dương lịch, khi ai nấy được mặc sức nói dối, đánh lừa người khác để mua vui cho bản thân và mọi người mà không bị chỉ trích, trách mắng.

Vì sao ngày nói dối lại được gọi là ngày Cá tháng Tư? - 1
Nguồn gốc ngày Cá tháng tư là điều không phải ai cũng biết.

Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư

Theo quan niệm từ xưa vào ngày Cá tháng Tư, tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Ở một số nơi quy định khung thời gian cụ thể, chẳng hạn trò chơi này sẽ kết thúc vào buổi trưa, còn nếu sau buổi trưa mà vẫn nói khoác, trêu đùa thì sẽ gặp những điều không may mắn.

Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn còn rất nhiều bí ẩn. Nước Pháp được coi là nơi bắt nguồn ngày Cá tháng Tư. Vào thế kỷ XVI, mùa lễ hội hàng năm ở đây thường diễn ra vào ngày đầu tháng Tư và đây được xem là ngày đầu tiên của mùa xuân. Tuy nhiên, vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1. Hồi đó phương tiện liên lạc còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi này. Một số người tuy biết nhưng vẫn không chấp nhận lịch mới, vẫn tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Ngày Cá tháng Tư trong tiếng Anh là "April fools day", trong đó "April fools" là sự ngớ ngẩn tháng Tư. Trong tiếng Pháp, quê hương của ngày nói dối, ngày này được gọi là "poisson d’avril" nghĩa là cá tháng tư (poisson - cá). Người đầu tiên đề cập đến khái niệm này là nhà thơ Pháp d’Amerval. Vì sao? Người ta cho rằng d’Amerval gọi như vậy là bởi tháng tư là tháng của cung Song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau. Đây cũng là thời điểm các loài cá sống trong vùng biển có nhiệt độ ôn hòa như cá thu dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Do đó, "cá tháng Tư" trở thành từ ám chỉ sự khù khờ, ngốc nghếch.

Vì sao ngày nói dối lại được gọi là ngày Cá tháng Tư? - 2
Bạn có biết nguồn gốc ngày Cá tháng Tư?

Về sau, trẻ em châu Âu thường rủ nhau trêu chọc ghẹo người khác trong ngày 1/4 bằng cách viết những dòng nhạo báng lên con cá bằng giấy rồi lén dán nó lên lưng họ. Theo thời gian, các trò chọc ghẹo phát triển theo hình thức nói lối, lừa gạt nhau cho vui, dần dần thành "ngày nói dối".

Trò đùa ngày 1/4 ngày càng lan rộng, từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ XVIII) rồi đến các nước khác ở châu Âu và các thuộc địa của Pháp và Anh ở châu Mỹ. Ngày nay, người dân khắp thế giới hào hứng mua vui cho mình và bạn bè bằng các trò đùa ngày Cá tháng Tư.

Ý nghĩa ngày Cá tháng Tư

Cá tháng Tư được biết đến là ngày con người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau. Bạn có thể thỏa thích đi lừa với những trò đùa không gây hại cho mọi người. Tuy nhiên bên cạnh ý nghĩa mua vui và mang lại tiếng cười sảng khoái, ở mỗi một quốc gia, trò đùa trong ngày Cá tháng Tư lại mang một ý nghĩa riêng biệt.

Ngày 1/4 là được chú ý tại nhiều nước. Dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được tổ chức tại nhiều quốc gia, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau, tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó.

Những trò đùa tệ hại nhất ngày Cá tháng Tư Những trò đùa tệ hại nhất ngày Cá tháng Tư

Từ những trò đùa nguy hiểm tính mạng đến những ám ảnh vô hình, ngày Cá tháng Tư đã mang lại nhiều tai họa xuyên ...

Thế giới làm gì trong ngày Cá tháng Tư? Thế giới làm gì trong ngày Cá tháng Tư?

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày Cá tháng Tư (1/4) đã trở thành một ngày hội nói dối nhằm mục đích mang lại ...

Ngày đăng: 08:21 | 01/04/2022

/ vtc.vn