Trong số 7 quan chức Bộ Công an và cựu lãnh đạo TP.Đà Nẵng vừa bị khởi tố bị can liên quan đến vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, “Trốn thuế”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” của Phan Văn Anh Vũ, bị can Lê Cảnh Dương là đối tượng bất ngờ nhất đối với người dân Đà Nẵng. Vì sao ông Dương bị khởi tố?
Ông Lê Cảnh Dương
Như Lao Động đã thông tin, chiều 17.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố hàng loạt cán bộ cấp cao của Bộ Công an và TP.Đà Nẵng do có liên quan vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, “Trốn thuế”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” của ông Vũ "nhôm".
Trong đó, cả 2 cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Văn Minh (giai đoạn 2006-2011) và chủ tịch kế nhiệm Văn Hữu Chiến (giai đoạn 2011-2014) đều bị khởi tố về 2 tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định tại điều 219 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 và "Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai" quy định tại Điều 229 BLHS năm 2015.
Các ông Nguyễn Điểu - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT), ông Trần Văn Toán - nguyên Phó Giám đốc Sở TNMT, ông Lê Cảnh Dương - Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng cùng bị khởi tố về hành vi “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại Điều 229 BLHS năm 2015.
Trước thời điểm cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Văn Minh chủ trương thu hồi, giao quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, định giá rẻ... cho Cty CP 79 của ông Vũ "nhôm" ở dự án Đa Phước, ông Lê Cảnh Dương chỉ là chuyên viên, rồi Phó GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (nay là Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng). Tuy nhiên, các GĐ, và PGĐ của Trung xúc tiến đầu tư vẫn vô can cho đến thời điểm này, trong khi ông Dương bị khởi tố.
Trở lại thời điểm 2006, khi Đà Nẵng đi xúc tiến, kêu gọi đầu tư với Cty TNHH Daewon Cantavil (Hàn Quốc), tiến đến các thỏa thuận nguyên tắc để phía Daewon triển khai đầu tư dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước năm 2008... thì ông Lê Cảnh Dương gần như được giao vai trò chủ chốt, trực tiếp cùng với cố Chủ tịch, Bí thư Nguyễn Bá Thanh thực hiện.
Từ mục tiêu ban đầu là xây dựng khu đô thị quốc tế Đa Phước thành vườn ươm công nghệ thông tin quốc tế; phát triển khu trung tâm thương mại - khách sạn - căn hộ cao cấp (tầng cao khoảng 33 tầng), khu biệt thự… tổng vốn đầu tư cho dự án ước tính là 300 triệu USD, cho đến khi giao lại cho các Cty của Vũ "nhôm" thì ông Lê Cảnh Dương đều tham gia với vai trò tham mưu, thực hiện các thủ tục thành lập liên doanh (Cty TNHH Daewon Cantavil - Cty CP 79).
Rõ nhất là cuối năm 2010, ông Lê Cảnh Dương - Phó GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư lúc bất giờ - đã có văn bản tham mưu, đề xuất Chủ tịch Trần Văn Minh giao cho Sở TNMT phân định ranh giới, thu hồi 29 ha của Cty TNHH Daewon Cantavil ở dự án Đa Phước để giao cho Cty Quản lý và khai thác đất Đà Nẵng chuyển quyền sử dụng đất cho Cty 79 của ông Vũ "nhôm". Trung tâm XTĐT và cá nhân ông Lê Cảnh Dương trực tiếp hướng dẫn thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thành lập liên doanh Cty TNHH Daewon Cantavil - Cty CP 79.
Để rồi chính liên doanh mới này được cấp đất ở tính giá mặt nước, được xây dựng nhà phố, biệt thự cao cấp... và bán rầm rộ trên thị trường trong khi chưa có đánh giá tác động môi trường và thẩm định PCCC; điều chỉnh bỏ sân golf trong dự án nhưng chưa báo cáo Thủ tướng; lập thủ tục xét cấp giấy CNQSDĐ ngoài phạm vi ranh giới của quyết định thu hồi đất, giao đất; chưa hoàn thành thủ tục liên quan đã mở bán công khai...
29ha của dự án này chỉ là 1 phần trong số 220ha của dự án khu đô thị Đa Phước (sau này điều chỉnh còn 181ha) mà ông Vũ "nhôm" đã cầm đi góp vốn vào Ngân hàng Đông Á của ông Trần Phương Bình (cựu Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á).
Trong số 6.000 tỉ đồng mà Vũ "nhôm" thỏa thuận với ông Bình để Cty Bắc Nam 79 mua 60 triệu cổ phần của Đông Á với giá 600 tỉ đồng, ông Vũ thế chấp lô đất 220ha ở Đà Nẵng để thay cho 400 tỉ mà lẽ ra phải góp bằng tiền thực nộp vào Đông Á. Ngoài ra, ông Bình đồng ý chỉ đạo cấp dưới hợp thức hóa bằng chứng từ thu khống thêm 200 tỉ đồng để Cty ông Vũ "nhôm" nắm 10% cổ phần của ngân hàng này.
Có thể nói, việc các cựu quan chức Đà Nẵng hình thành các dự án bất động sản khủng tại Đà Nẵng và giao cho Cty ông Vũ "nhôm" đã một phần "giúp sức" cho các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng như trường hợp xảy ra ở Ngân hàng Đông Á.
"Dấu ấn" ông Trần Văn Minh trong phi vụ Vũ "nhôm" bỏ túi 1.000 tỉ đồng
Chỉ với 2 dự án trong thời kỳ ông Trần Văn Minh đương chức chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (2006-2011) đã làm lợi cho ... |
Vụ Vũ “Nhôm”: Lợi ích nhóm làm hàng loạt cán bộ cao cấp “dính chàm”
Tin mới nhất từ vụ án Vũ "nhôm", Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố và bắt tạm giam nguyên ... |
Có hay không cú bắt tay dưới gầm bàn với Vũ "nhôm"?
“Mafia Đà Nẵng” là từ dùng của cử tri Hoàng Ngọc Khang khi ông đặt câu hỏi về Vũ "nhôm", trong một buổi tiếp xúc ... |
Những người chống lưng cho Vũ “nhôm” đang dần lộ diện
Liên quan đến vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, “Trốn thuế”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành ... |
Ngày đăng: 14:28 | 18/04/2018
/ https://laodong.vn