Chuyển động của kinh tế Nga 6 năm qua rất tích cực, dù có bị cấm vận, kinh tế Nga hiện mạnh hơn nhiều khi ông Putin bước vào nhiệm kỳ 3...

Trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình NBC (Mỹ) cuối tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng, nền kinh tế Nga chuyển mình mạnh mẽ là thành tựu lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 3 của ông.

Theo người đứng đầu Điện Kremlin, dưới sự lãnh đạo của ông, số người dân Nga sống dưới mức nghèo khổ đã giảm đi một nửa, cho dù số người nghèo hiện tại ở xứ sở bạch dương vẫn còn cao.

Với tình hình dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đang tiếp tục tăng, ông Putin khẳng định đây là cơ hội giúp cho Moscow có thể thực hiện bước tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả lao động, thu hút đầu tư và chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế Nga.

vi sao gdp giam 40 kinh te nga thanh cong lon

Dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cấm vận, nhưng thực sự kinh tế Nga đã khởi sắc trong nhiệm kỳ 3 của Tổng thống Putin

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, trong hai nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Putin, từ năm 2000 đến 2008, nền kinh tế Nga có lúc đã đạt tăng trưởng hơn 7% nhờ giá dầu tăng vọt.

Trong khi đó hồi tháng 2 vừa qua, Cơ quan Thống kê nhà nước Nga (Rosstat) đã công bố báo cáo cho thấy nền kinh tế Nga mới đang bắt đầu phục hồi và quay trở lại tăng trưởng trong năm 2017 với GDP tăng 1,5%.

Đặc biệt, tác hại từ cấm vận của Mỹ và phương Tây đã khiến quy mô nền kinh tế Nga teo lại quá nhanh, khi GDP giảm tới gần 40% do đồng rúp chạm đáy trong một thời gian quá ngắn khiến chính phủ Nga trở tay không kịp.

Quy mô GDP của nước Nga giảm với tỷ lệ quá lớn khiến cho việc "tái lập tình trạng ban đầu" của quy mô kinh tế Nga sẽ phải kéo dài hàng thập kỷ, mà phải trong điều kiện xã hội ổn định và kinh tế tăng trưởng bền vững.

Với thực tế như vậy nhưng ông Putin lại cho rằng sự chuyển mình của kinh tế Nga là thành tựu trong 6 năm của nhiệm kỳ tổng thống Nga lần thứ 3 của ông, hãy cùng xem xét.

Giới phân tích cho rằng, những chuyển động của kinh tế Nga trong 6 năm qua thực sự là rất tích cực, nhất là trong thời gian Nga bị cấm vận. Nên kinh tế Nga hiện nay mạnh mẽ hơn rất nhiều so với khi Tổng thống Putin bước vào nhiệm kỳ lẩn 3.

Thứ nhất, sự ổn định trong chính sách điều hành tạo nền tảng bền vững cho sự vận hành của các thực thể

Trong 6 năm nhiệm kỷ 3 của Tổng thống Putin, ngoại trừ thời gian từ giữa năm 2014 đến hết năm 2015 là kinh tế Nga chao đảo vì cú sốc trên thị trường tiền tệ, còn lại phần lớn là biểu hiện của một kinh tế ổn định.

Sự ổn định thể hiện rõ nhất qua xu hướng phát triển của các nguồn lực kinh tế, qua khuynh hướng xây dựng chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ, sự đồng điệu giữa chính sách quản lý nhà nước với sự vận hành của nền kinh tế ngày càng gia tăng.

vi sao gdp giam 40 kinh te nga thanh cong lon

Sự ổn định là quan trọng nhất trong việc bảo toàn giá trị lợi ích

Có thể khẳng định chưa một nền kinh tế nào có sự ổn định trong hoản cảnh đặc biệt như kinh tế Nga trước và trong thời cấm vận. Sự ổn định khiến cho chính phủ Nga không cần tới liệu pháp sốc hay chính sách tài khoá khắc khổ.

Giới chuyên gia phải thừa nhận rằng, việc chính phủ Nga không chọn thúc đẩy tăng trưởng bằng gia tăng nợ công trong thời cấm vận là một hiệu ứng đặc biệt, thể hiện sức mạnh và sự ổn định của kinh tế Nga.

Ngoài thời gian bị tác động bởi cú sốc trên thị trường tài chính vì đồng rúp mất giá nhanh và sâu, chưa bao giờ giá trị những lợi ích và thành quả lao động của người dân và doanh nghiệp Nga lại được bảo toàn vững chắc như hiện nay.

Tăng trưởng mà không ổn định sẽ khiến hệ số an toàn lợi ích của người dân và doanh nghiệp luôn ở mức thấp. Giá trị lợi ích giảm đi với trị tương đối là nợ công gia và trị tuyệt đối là sự đảo chiều hay thay đổi tiêu cực của các chỉ số kinh tế - xã hội.

Trong Thông điệp Liên bang 2018, Tổng thống Putin đã khẳng định: "Chúng ta đã bảo đảm được sự ổn định trong hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội và điều đó là cực kỳ quan trọng cho phát triển đất nước".

Có thể nhận diện thành quả mà Tổng thống Putin có được trong gần 2 thập kỷ nắm quyền lực là nhờ sự ổn định và đó chính là lý do chinh phủ Nga chọn sự ổn định làm nền tảng cho quản lý - điều hành và tạo nên thành quả cho kinh tế Nga thời cấm vận.

Thứ hai, một cơ cấu kinh tế được chuyển dịch phù hợp đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững

Giới phân tích cho rằng hai sự khác biệt lớn nhất trong Thông điệp Liên bang 2018 của Tổng thống Putin chính là chiến lược phát triển của nước Nga trong thời kỳ mới và sự "lãng quên yếu tố dầu thô" trong cơ cấu mô hình kinh tế mới.

Với một nền kinh tế mà hơn 50% nguồn thu ngân sách từ khai thác và xuất khẩu năng lượng, kinh tế Nga không có một nền tảng đảm bảo sự phát triển ổn định và luôn nằm ở dạng "lớn nhưng không mạnh".

vi sao gdp giam 40 kinh te nga thanh cong lon

Chính sách vĩ mô ổn định là nền tảng bền vững cho sự vận hành của các thực thể

Không những vậy, việc phụ thuộc vào dầu - khí khiến cho kinh tế Nga bị thiệt hại nghiêm trọng bởi hai gọng kìm nguy hại “cấm vận của phương Tây – giá dầu thô giảm sâu”. Và đó là lý do khiến Moscow thực hiện tái cơ cấu kinh tế để vượt cấm vận.

Sau khi những nước cờ của Tổng thống Putin phát huy hiệu quả giúp kinh tế Nga đạt được những thành quả trong thời cấm vận, chính phủ Nga đã có những bước đi quan trọng nhằm giúp nước Nga có thể sống chung với luật cấm vận của Mỹ.

Theo Reuters ngày 25/12, thu ngân sách năm 2017 của Nga (tính đến tháng 10) đạt 14,72 nghìn tỷ rúp (252,55 tỷ USD), trong đó thu từ khai khoáng và năng lượng đã giảm tới 50% trong nguồn thu ngân sách của Nga.

Cụ thể, trong tổng số thu 14,72 nghìn tỷ rúp thì thu từ khai khoáng và dầu khí chỉ đạt khoảng 3,5 nghìn tỷ rúp, chiếm khoảng 23,8%. Đây là sự thay đổi đột biến trong cơ cấu nguồn thu ngân sách - một thành quả lớn của kinh tế Nga thời cấm vận

Ngoài ra, từ năm 2018, chính phủ Nga đã xây dựng ngân sách - phần nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô - chỉ tính theo giá 40USD/thùng, bằng 2/3 giá hiện tại, tạo ra mức đệm an toàn cho tài chính công lên tới 30% giá dầu thô.

Không những vậy, phần thu từ trong mức đệm lại được phân bổ vào quỹ dự trữ chứ không phải dùng cho chi tiêu. Điều này cho thấy Moscow đã xác định phải tự thoát cấm vận chứ không chờ phương Tây bỏ cấm vận.

Bởi việc dùng nguồn thu từ mức đệm tài chính an toàn bổ sung quỹ dự trữ không khác gì quỹ bình ổn mà Phó Thủ tướng Alexei Kudrin từng thiết lập giúp Nga thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 một cách tuyệt vời nhất.

Không phải ngẫu nhiên mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đưa ra dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga sẽ đạt 3,9% trong năm 2018 - sự lạc quan này không thể có được nếu kinh tế Nga không đạt được thành quả đáng ngưỡng mộ thời cấm vận.

Thứ ba, nền tài chính công đảm bảo cho nhà nước thực hiện tốt nhất việc tái phân phối lại sản phẩm xã hội, thông qua gia tăng chế độ phúc lợi

vi sao gdp giam 40 kinh te nga thanh cong lon
Một nền tài chính công mạnh sẽ giúp thực hiện tái phân phối xã hội tố nhất

Có thể thấy rằng, gia tăng phúc lợi xã hội là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất trong chiến lược phát triển con người của nhà nước Nga giai đoạn phát triển tiếp theo mà Tổng thống Putin đã đề cập đến trong Thông điệp Liên bang 2018.

"Vị thế của quốc gia trong thế giới hiện đại không được định đoạt bởi tiềm lực, mà trước hết bởi con người. Giá trị những thành quả lao động và sự phồn vinh của công dân Nga là cơ sở để chúng ta hành động", ông Putin nhấn mạnh.

Chính vì vậy, ông Putin cho rằng chính phủ Nga cần phải thực hiện được bước đột phá mạnh mẽ, làm sao có thể biến tiềm lực của đất nước thành nguồn lực nâng cao chất lượng sống cho người dân Nga, trong đó có việc nâng cao phúc lợi xã hội.

Giới phân tích cho rằng, nhà lãnh đạo Nga tự tin như vậy là do chính phủ Nga đã có được một nền tài chính công đủ mạnh để có thể thực hiện tốt nhất việc tái phân phối thu nhập xã hội.

Điều đó thể hiện rõ qua việc ngày 24/11/2017, Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) đã thông qua Dự luật ngân sách liên bang mới, dự toán ngân sách năm 2018 và kế hoạch ngân sách giai đoạn 2019-2020 với nhiều đột biến.

Theo dự luật, tổng thu ngân sách của Nga sẽ đạt 15,26 nghìn tỷ rúp (256 tỷ USD) vào năm 2018, đạt 15,55 nghìn tỷ rúp (260 tỷ USD) vào năm 2019, và đạt 16,3 nghìn tỷ rúp (273 tỷ USD) vào năm 2020.

Tổng chi ngân sách theo kế hoạch sẽ là 16,53 nghìn tỷ rúp (277 USD) vào năm 2018, 16,4 nghìn tỷ rúp (275 tỷ USD) vào năm 2019 và 17,15 nghìn tỷ rúp (287 tỷ USD) vào năm 2020.

Thâm hụt ngân sách liên bang, dự báo sẽ là 1,3 nghìn tỷ rúp (21.8 tỷ USD) vào năm 2018, 819,1 rúp (13,7 tỷ USD) vào năm 2019 và 870 rúp (14,5 tỷ USD) vào năm 2020.

vi sao gdp giam 40 kinh te nga thanh cong lon
Tổng thồng Putin đã có những nước cờ chuẩn xác

Nên biết rằng, ngân sách xây dựng theo quy tắc 1 lần cho 3 năm được Tổng thống Putin đề xuất lần đầu tiên vào năm 2006 và tháng 7/2007 thì chính thức có hiệu lực. Đó được xem là sự kiện lịch sử của ngành tài chính Nga và cả Liên Xô.

Hậu quả của việc bị phương Tây cấm vận khiến Luật ngân sách liên bang xây dựng 3 năm/1 lần không thể thực hiện được. Vì vậy, ngày 1/10/2015, Tổng thống Putin đã ký đạo luật về việc quay lại quy tắc ngân sách từng năm một.

Tuy nhiên, hiệu ứng tích cực của kinh tế Nga trong năm 2017 đã khiến Tổng thống Putin tự tin đề xuất áp dụng xây dựng ngân sách 1 lần/3 năm như trước khi cấm vận, lặp lại sự kiện lịch sử cho nền tài chính Nga.

Như vậy, cho đến lúc này, khi cuộc bầu cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ 7 thời hậu Xô viết chỉ cỏn chưa đầy 1 tuần, tổng kết lại được -mất của kinh tế Nga trong nhiệm kỳ 3 của Tổng thống Putin cho thấy kinh tế Nga đã có những chuyển động đột biến, tích cực.

Chính vỉ vậy, Tổng thống Putin đã xem phát triển kinh tế là thành tựu lớn nhất trong 6 năm qua, dù quy mô kinh tế nước Nga có bị co lại tới gần 40% dựa trên tỷ giá giữa đồng RUB và đồng USD trước và sau khi nước Nga bị cấm vận.

vi sao gdp giam 40 kinh te nga thanh cong lon Trung Quốc ôm "bom nợ"

Trung Quốc đang chìm ngập trong khoản nợ 30.000 tỉ USD (tương đương 259% GDP) và con số này được dự báo đạt 327% GDP ...

vi sao gdp giam 40 kinh te nga thanh cong lon Trung Quốc: Đại biểu Quốc hội "siêu giàu" ngày càng giàu hơn

Kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc năm nay sẽ có hơn 150 đại biểu "siêu giàu" với ...

vi sao gdp giam 40 kinh te nga thanh cong lon Thu nhập bình quân mỗi người Việt tăng thêm 170 USD: Sao phải “chưa vội mừng”?

Để Việt Nam có thể trở thành “con hổ lớn” như người đứng đầu Chính phủ từng kỳ vọng thì chắc chắn không thể để ...

Ngày đăng: 09:08 | 13/03/2018

/ Theo