Theo Bộ GTVT trong 5 phương án "giải cứu" trạm BOT Cai Lậy thì phương án số 1 là tối ưu nhất.
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, Bộ đang chờ quyết định của Thủ tướng về phương án xử lý bất cập tại dự án BOT Quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy (Tiền Giang).
Theo Thứ trưởng Nhật, những phương án trình Thủ tướng đã được cơ quan chuyên môn phân tích ưu và nhược điểm. Năm phương án này đều có ưu, nhược điểm, nhưng Bộ kiến nghị Thủ tướng chọn phương án có nhiều tối ưu nhất.
Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng vụ Hợp tác công tư (PPP- Bộ GTVT) cho rằng, khi kiến nghị Thủ tướng chọn phương án 1, giữ nguyên trạm BOT hiện hữu, giảm phí xuống 15.000 đồng/lượt (xe 4 chỗ), Bộ căn cứ vào rất nhiều yếu tố.
|
|
Tài xế dùng tiền lẻ trả phí BOT Cai Lậy cuối năm 2017. Ảnh: VnExpress |
Theo báo Giao Thông, ông Huy cho rằng phương án ưu tiên lựa chọn phải đảm bảo hài hòa được lợi ích của cả 3 bên: Nhà nước, Người dân và chủ đầu tư trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Nếu ưu tiên lựa chọn phương án đặt trạm BOT trên tuyến tránh, không thu trên QL1, các xe sẽ đi vào trung tâm TX Cai Lậy trên tuyến QL1 để trốn trạm, gây ùn tắc, gia tăng TNGT và ô nhiễm môi trường cho nội đô TX Cai Lậy khiến dự án không đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Đặc biệt, khi thực hiện phân luồng cũng gây nên phản ứng của người dân với lý do ép các phương tiện đi vào tuyến tránh có mua vé, nhất là các doanh nghiệp vận tải, kinh doanh gạo có trụ sở, giao dịch trong TX Cai Lậy. Hơn nữa, theo tính toán của đơn vị tư vấn, khi đặt trạm trên tuyến tránh, chỉ có khoảng 3.800 lượt xe lưu thông/ngày đêm, dẫn tới ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ cho cả vòng đời dự án khoảng 1.250 tỷ đồng để đảm bảo phương án tài chính khả thi.
Đối với phương án xóa bỏ Trạm BOT Cai Lậy dùng ngân sách Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư sẽ giải quyết triệt để phản ứng của một phận người dân, nhưng chúng ta phải xét đến bối cảnh nguồn lực của Nhà nước hiện nay đang rất khó khăn, nếu lựa chọn phương án này sẽ dẫn tới hệ lụy cho các dự án khác. Khi đó, ngân sách Nhà nước có thể phải hỗ trợ 5 dự án khác có đầu tư tuyến tránh, thu giá trên tuyến chính tương tự Cai Lậy và 6 trạm thu cả trên tuyến quốc lộ và cao tốc của 4 dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc, kết hợp cải tạo quốc lộ song hành khoảng trên 30.000 tỷ đồng. Trong điều kiện ngân sách khó khăn hiện nay, rõ ràng phương án chỉ đặt trạm trên tuyến tránh, không thu QL1 và xóa bỏ trạm BOT là khó khả thi.
Theo ông Huy, phương án giữ lại giảm và tiếp tục giảm giá cho tất cả phương tiện, mở rộng phạm vi miễn giảm giá cho khu vực lân cận được Bộ GTVT đánh giá là tối ưu.
"Bởi so với phương án tài chính ban đầu, mức giá cho tất cả phương tiện đã giảm tới 60%, giá vé này là thấp nhất trên toàn tuyến QL1. Khi thực hiện phương án này, Nhà nước sẽ không phải bố trí ngân sách hỗ trợ dự án, đồng thời, người dân được lợi khi giảm một phần chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí đi lại và dự án cũng đảm bảo mục tiêu là phân luồng, giảm ùn tắc, TNGT, ô nhiễm môi trường trong trung tâm TX Cai Lậy", báo Giao Thông dẫn lời ông Huy.
Hoàng Yên (T/h)
Bộ GTVT không muốn dời BOT Cai Lậy
Trong 5 phương án trình Thủ tướng, Bộ GTVT chọn phương án 1 là giữ nguyên vị trí trạm BOT Cai Lậy trên Quốc lộ ... |
Bộ Giao thông kiến nghị giữ trạm BOT Cai Lậy, giảm 60% mức phí
Nếu giữ nguyên trạm và giảm mạnh phí, Nhà nước không phải dùng ngân sách hỗ trợ dự án, nhưng phải kéo dài thời gian ... |
BOT Cai Lậy, khó vậy sao?!
Phương án giải quyết căn cơ với trạm thu giá (phí) BOT Cai Lậy lại trễ hẹn bởi tới nay vẫn chưa có phương án ... |
Ngày đăng: 10:46 | 18/04/2018
/ http://www.doisongphapluat.com