Thấy bụng thường xuyên đau lâm râm, nam bệnh nhân 41 tuổi ở Kỳ Sơn (Nghệ An) đi khám, được bác sĩ cho uống thuốc xổ rồi bất ngờ đi ngoài ra một con sán xơ mít dài tới... hơn 2m.
Ngày 22-8, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An cho biết, các bác sĩ khoa Bệnh nhiệt đới của bệnh viện này vừa tiếp nhận một bệnh nhân có sán xơ mít “khủng” hiếm gặp trong cơ thể.
Bệnh nhân là nam, 41 tuổi, ở huyện Kỳ Sơn, vào khám vì một tháng trở lại đây thường xuyên đi ngoài ra đoạn dây trắng ngắn, bụng đau lâm râm.
Sau khi khám, các bác sĩ xác nhận “đoạn dây trắng ngắn” mà bệnh nhân mang đến chính là đốt sán nên đã tiến hành cho bệnh nhân uống thuốc để xổ sán. Điều bất ngờ khiến cả bệnh nhân và các bác sĩ kinh hãi là sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đã đi ngoài ra con sán dài tới… hơn 2 mét.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến bệnh nhân nhiễm sán thường là uống phải nguồn nước nhiễm bẩn, ăn phải các loại rau sống có trứng sán hoặc dễ gặp nhất là ăn thịt có nang ấu trùng.
Một đốt sán rụng ra ngoài có chứa rất nhiều trứng sán, chỉ cần vô tình nuốt phải 1 đốt sán thì có nghĩa là ấu trùng sẽ chui vào thành ruột, đi xuống dạ dày và bám vào thành ruột, hút chất dinh dưỡng. Mặc khác, dưới đoạn cổ của sán sẽ sinh sản dài dần ra, đến khi đốt sán dài quá sẽ rụng, theo phân ra ngoài và tiếp tục sinh sôi.
Để tránh bị nhiễm sán, bác sĩ khuyến cáo người dân nên ăn chín uống sôi, thận trọng khi mua các loại thịt có biểu hiện bất thường, rửa rau sống nhiều lần dưới vòi nước, ngâm bằng nước muối trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, người dân nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
“Giun, sán trong cá là chuyện bình thường”
Ông Châu Quang Anh - Giám đốc công ty An Thạnh, đơn vị cung cấp thức ăn bị công nhân “tố” có sán trong tô ... |
Sán xơ mít dài 1,2 m trong bụng người phụ nữ
Bác sĩ bệnh viện Cần Thơ vừa nội soi gắp con sán dài 1,2 m trong manh tràng và hồi tràng của nữ bệnh nhân. |
Ngày đăng: 14:52 | 22/08/2019
/ anninhthudo.vn