Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm người tiếp công dân khi chưa được đồng ý” của Hà Nội là hợp lý, cần thiết và không xâm phạm các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.

Liên quan đến quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm người tiếp công dân khi chưa được đồng ý” vừa được UBND TP Hà Nội ban hành, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an) cho rằng, đây là quy định cần thiết, hoàn toàn không vi phạm quyền cơ bản của công dân.

Theo tướng Cương, quy định không quay phim, chụp hình nơi công sở đã có ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngay cả những nước như Mỹ, Pháp hay Nhật Bản đều có những quy định này.

Việc đặt ra quy định có được phép quay phim, chụp hình ở công sở, nơi làm việc hay không là quyền của cơ quan công quyền và quyền này hoàn toàn không xâm phạm đến những quyền cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp.

Ông Lê Văn Cương cho rằng, sở dĩ UBND TP Hà Nội phải đặt ra quy định này là vì thời gian qua, tại một số cơ quan công sở, cơ quan tiếp dân, một số công dân không giữ được bình tĩnh, thậm chí có thái độ mắng mỏ, có lời nói nặng nề đối với cán bộ.

Việc này tạo ra những hình ảnh không đẹp nơi tiếp công dân. Những hình ảnh này sau đó được ghi lại và phát tán với mục đích không hay.

“Người dân bức xúc quá đập bàn, đập ghế, thậm chí chửi mắng cán bộ, xúc phạm cán bộ và phát biểu sai với chính sách. Những việc này mà lại được ghi âm, ghi hình rồi tung lên mạng thì không hay ho gì cả”, tướng Cương nói.

tuong le van cuong quy dinh khong quay phim can bo tiep dan la can thiet khong xam pham quyen cong dan

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an).

Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, quy định này gián tiếp đặt ra yêu cầu với 2 phía, cả người dân và cơ quan công quyền.

Công dân đến kiến nghị, đến làm việc ở cơ quan công quyền phải có thái độ rất nghiêm túc, tuân thủ luật pháp, ngay cả ăn mặc phải lịch sự và có lời nói đúng mực, không được la hét, làm ồn ào nơi công sở.

Trong khi đó, ở cơ quan công quyền, quan chức, công chức tiếp người dân cũng phải ăn mặc lịch sự, có thái độ đúng đắn, nhã nhặn với người dân.

Người dân phải tôn trọng luật pháp, tôn trọng cơ quan công quyền. Ngược lại công bộc của dân, quan chức, công chức cũng phải thể hiện thái độ văn minh, đúng mực, không được quát tháo, tỏ thái độ mất lịch sự với người đến làm việc.

Thiếu tướng Lê Văn Cương

“Người dân phải tôn trọng luật pháp, tôn trọng cơ quan công quyền. Ngược lại công bộc của dân, quan chức, công chức cũng phải thể hiện thái độ văn minh, đúng mực, không được quát tháo, tỏ thái độ mất lịch sự với người đến làm việc”, tướng Cương bày tỏ.

Nhấn mạnh sự cần thiết của quy định, tuy nhiên Thiếu tướng Lê Văn Cương cũng cho rằng khi áp dụng quy định phải đi kèm theo đó những yêu cầu cho người tiếp dân cụ thể, để có thể phát hiện ra những biểu hiện thiếu tích cực của cán bộ tiếp dân.

Các đơn vị phải có cam kết cụ thể, rõ ràng với người dân khi người dân đến làm việc. Cơ quan tiếp công dân phải có cơ chế giám sát và đặc biệt phải nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng đơn vị.

“Việc giám sát cũng không khó, chỉ cần thủ trưởng các cơ quan gương mẫu, có trách nhiệm thì việc giám sát cũng sẽ đơn giản. Cơ bản là việc thủ trưởng cơ quan công quyền mà không có trách nhiệm, bỏ mặc, để cán bộ cấp dưới tự tung tự tác thì không thể giám sát được.

Đặt biệt, vừa rồi Trung ương có quy định về nêu gương với cán bộ lãnh đạo. Nếu 63 chủ tịch tỉnh, thành phố mà nêu gương thì chắc chắn 700 chủ tịch quận, huyện cũng sẽ nêu gương, 11.000 chủ tịch phường xã cũng sẽ nêu gương thôi.

Thủ trưởng ngay thẳng, tử tế thì cấp dưới cũng sẽ không dám không ngay thẳng, còn Chủ tịch ‘cong vẹo’ thì cấp dưới tất cũng sẽ ‘cong vẹo’”, tướng Cương nhấn mạnh.

tuong le van cuong quy dinh khong quay phim can bo tiep dan la can thiet khong xam pham quyen cong dan

Trụ sở tiếp công dân thành phố Hà Nội. (Ảnh: VnExpress)

Cũng liên quan đến quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm người tiếp công dân khi chưa được đồng ý”, trả lời VTC News, ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương cho biết quy chế này đã có từ lâu và được Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành đối với Trụ sở tiếp dân Trung ương.

“Không phải cứ ghi âm, ghi hình thì mới giám sát được, điều quan trọng nhất là thái độ cư xử đúng mực của cán bộ, công chức khi làm việc với người dân", ông Điệp cho hay.

Ông Điệp cũng khẳng định các cơ quan chức năng, chính quyền đều mong muốn để cho người dân giám sát, xem cán bộ tiếp dân thế nào và nếu người dân giám sát được thì rất tốt.

"Nhưng cũng có những người vì bức xúc quá nên tới trụ sở tiếp dân lại quay trực tiếp trên mạng xã hội rồi có những lời lẽ, bình luận không đúng mực, lăng mạ cán bộ tiếp dân. Bên cạnh đó, một số người không quay phim, chụp ảnh để giám sát mà mang động cơ, mục đích khác.

Do vậy, ở đây làm việc tại trụ sở phải có quy chế cụ thể và Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký quyết định ban hành nội quy đó là theo đúng thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan nên không sai", ông Điệp nói.

Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương cũng cho rằng quy định như thế nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm của cơ quan công quyền chứ không phải công dân đến đó muốn làm gì thì làm.

"Nhất là những người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ công chức tiếp dân, phía sau họ còn gia đình, con cái", ông Điệp nêu.

Vì vậy, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương khẳng định quan trọng nhất vẫn là thái độ của cán bộ tiếp công dân đối với người dân. Và khi công dân xin phép được ghi âm, ghi hình thì cán bộ nên cho người dân được sử dụng các thiết bị để cùng nhau hợp tác giải quyết sự việc.

Trong khi đó, trả lời báo chí ngày 8/1 về việc đưa ra quy định này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, Quyết định vừa được thành phố ban hành về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố là hoàn toàn phù hợp với luật hiện hành.

Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng cho biết, tất cả các Phòng tiếp công dân trên địa bàn TP Hà Nội và của Trung ương đều đã được trang bị thiết bị camera ghi âm và ghi hình. Chính vì thế, người dân có yêu cầu muốn trích xuất lại toàn bộ ghi âm, ghi hình sẽ được bàn giao và có biên bản ghi nhận sự việc.

Trường hợp người dân có nhu cầu ghi âm, ghi hình thì trao đổi với cán bộ tiếp công dân. “Sau khi ghi âm, ghi hình xong thì hai bên cùng kiểm tra lại nội dung và xác nhận bằng biên bản để làm tài liệu sử dụng trên cơ sở công khai minh bạch” - Chủ tịch Hà Nội giải thích rõ.

tuong le van cuong quy dinh khong quay phim can bo tiep dan la can thiet khong xam pham quyen cong dan Cấm ghi hình cán bộ tiếp dân: Chưa đúng thì phải sửa...

TS Lê Hồng Sơn- nguyên Cục trưởng Cục KTVB, Bộ Tư pháp cho rằng Quyết định số 12 có nhiều nội dung sai, cần phải ...

tuong le van cuong quy dinh khong quay phim can bo tiep dan la can thiet khong xam pham quyen cong dan Cơ quan tiếp dân có gì ‘mật’ mà cấm chụp ảnh, ghi âm?

Cần trao quyền rộng rãi cho người dân được quay phim, ghi hình để giám sát.

tuong le van cuong quy dinh khong quay phim can bo tiep dan la can thiet khong xam pham quyen cong dan Cấm ghi hình cán bộ tiếp dân: Khẳng định \'không ngại\'

Trưởng ban tiếp công dân TP Hà Nội khẳng định, với mục đích vì cái chung, các cán bộ tiếp dân không ngại việc công ...

tuong le van cuong quy dinh khong quay phim can bo tiep dan la can thiet khong xam pham quyen cong dan Chủ tịch Hà Nội: "Việc ghi hình cán bộ tiếp dân phải thực hiện công khai"

Ông Nguyễn Đức Chung nói các phòng tiếp công dân đều trang bị camera và người dân có thể yêu cầu trích xuất theo quy ...

Ngày đăng: 10:20 | 10/01/2019

/