TS Vũ Thu Hương -giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội thẳng thắn cho rằng: Là một giảng viên, tôi biết chất lượng đạo tào tại chức hiện nay không thể bằng ĐH chính quy.

ts vu thu huong chat luong dao tao tai chuc khong the bang chinh quy

Việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức sẽ thay đổi quan niệm của xã hội: Sau khi tốt nghiệp phổ thông không cần thiết phải vào đại học bằng mọi giá. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.

Không phân biệt bằng chính quy và tại chức là một ý tưởng hay

Bộ GDĐT đang tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi trước khi trình Chính phủ, trong đó có một nội dung quan trọng là sẽ không phân biệt bằng ĐH chính quy hay tại chức.

Góp ý kiến về đề xuất này, TS Vũ Thu Hương (giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: Dù thừa nhận có hiện tượng học tại chức để hoàn thiện bằng cấp, bổ nhiệm đúng quy trình, nhưng đề xuất không phân biệt bằng chính quy và tại chức là một ý tưởng hay. Nó sẽ giúp sinh viên chữa được căn bệnh “ảo tưởng về bằng cấp”.

“Trong quá trình giảng dạy, tôi từng chứng kiến những sinh viên (SV) có được tấm bằng chính quy, nhất là bằng giỏi sẽ tự hào lắm, có thái độ coi thường mọi thứ. Có rất nhiều trường hợp kỹ năng làm nghề rất kém, nhưng lại đòi hỏi quá nhiều. Bởi các em đang quá ảo tưởng về tấm bằng mình có.

Với những nhà tuyển dụng, chắc chắn họ sẽ thích người chịu khó học hỏi hơn là người luôn nghĩ mình giỏi và đòi hỏi” - TS Thu Hương chia sẻ.

Đưa ra ví dụ về câu chuyện thủ khoa sư phạm thất nghiệp gây chú ý dư luận thời gian qua, TS Thu Hương cho rằng là do bạn đó đã từ chối quá nhiều cơ hội, vì nghĩ rằng mình có quyền từ chối. Nếu là một SV tốt nghiệp hệ tại chức, chắc chắn họ sẽ không dám làm điều đó.

“Bản thân những giảng viên như chúng tôi không thấy vấn đề bằng chính quy hay tại chức quan trọng. Quan trọng là ai chịu khó học hỏi và có kỹ năng làm nghề tốt hơn” – TS Thu Hương nói thêm.

ts vu thu huong chat luong dao tao tai chuc khong the bang chinh quy
Dù đào tạo chính quy hay tại chức sẽ đều được cấp một loại văn bằng. Ảnh: VTV

Cấp bằng dễ dãi, các trường tự hạ thấp mình

Khi thông tin sẽ không phân biệt bằng tại chức và chính quy được đưa ra, điều khiến nhiều người lo ngại nhất là hiện tượng lợi dụng việc học tại chức, để “chạy điểm” hoàn thiện bằng cấp. Chất lượng đào tạo giữa hai hệ vốn đang có khoảng cách khá xa sẽ bị cào bằng.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng GDĐH (Bộ GDĐT), nếu xảy ra bất công trong việc cấp bằng, trước tiên nhà trường sẽ bị chính SV phản ứng. SV sẽ là người đấu tranh khi để chất lượng văn bằng của họ “lẫn lộn”. Điều này buộc các trường phải siết chặt chất lượng đào tạo.

TS Thu Hương thẳng thắn: “Là một giảng viên, tôi biết chất lượng đạo tào tại chức hiện nay không thể bằng ĐH chính quy. Chuyện chạy vào những cơ quan là có, nhưng nếu chúng ta có thay đổi kiểu gì thì họ vẫn sẽ vào được, miễn là họ có tiền, có quan hệ. Điều này càng chứng tỏ việc ghi bằng nào không có giá trị nữa".

TS Hương nhấn mạnh, việc thay đổi này sẽ khiến người học, các trường tự thay đổi chính mình. Bởi chuẩn đầu ra không nằm trong tay các trường nữa, mà ở các nhà tuyển dụng. Nếu học dễ dãi, cấp bằng dễ dãi, các trường sẽ tự hạ thấp uy tín của mình.

ts vu thu huong chat luong dao tao tai chuc khong the bang chinh quy Sao lại không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức?

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị giống như bằng đại học chính quy là nội dung đáng chú ý trong dự thảo ...

ts vu thu huong chat luong dao tao tai chuc khong the bang chinh quy Không phân biệt bằng tại chức - bằng chính quy: Kiểm soát thế nào?

Theo dự thảo Luật giáo dục ĐH sửa đổi, Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết, tới đây, các trường ĐH sẽ chỉ cấp ...

Ngày đăng: 16:00 | 05/12/2017

/ Lao động