32 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS tại Hà Nội sẽ không có chỗ trong các trường THPT công lập là thông tin đang nóng dư luận. Cha mẹ của lứa “con dê vàng” này đang khốn khổ vì bị một số trường dân lập lợi dụng thu tiền “phí giữ chỗ”.

truong dan lap thu phi giu cho choi khong dep va phan cam

32 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS tại Hà Nội sẽ không có chỗ trong các trường THPT công lập là thông tin đang nóng dư luận. Cha mẹ của lứa “con dê vàng” này đang khốn khổ vì bị một số trường dân lập lợi dụng thu tiền “phí giữ chỗ”.

Chưa bao giờ, phụ huynh có con học xong lớp 9 tại Hà Nội lại khốn khổ như năm nay, vì lượng trẻ sinh năm 2003 tăng đột biến, nên các trường công lập đã thu nhận hết chỉ tiêu vẫn còn đến 32 nghìn em phải ngậm ngùi đứng ngoài.

Phụ huynh chỉ còn biết gửi gắm con vào các trường ngoài công lập. Theo thông tin trên báo Lao Động, chị Minh Anh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trước đã nộp hồ sơ vào một trường dân lập, nay điểm đủ đậu trường công, đi rút hồ sơ ở trường dân lập sẽ bị mất 6 triệu đồng "phí giữ chỗ" trước đó.

Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) yêu cầu học sinh nộp hồ sơ vào trường này phải nộp học bạ gốc cùng với các khoản thu trị giá 6 triệu đồng. Một số phụ huynh muốn rút đơn, thì được trả lời trường không hoàn trả số tiền trên. Đồng thời, trường này lại đóng cửa nghỉ, làm phụ huynh rất lo lắng.

Trường Tạ Quang Bửu cũng thu "phí ghi danh" 2 triệu đồng/em, cho biết sẽ trả lại phí nếu học sinh rút hồ sơ. Nhưng việc rút hồ sơ cũng không hề dễ, trong khi thời hạn nộp hồ sơ vào các trường công lập sắp hết.

Về phương diện pháp lý, hành vi nói trên, theo luật sư Nguyễn Anh Tuấn (Nghệ An), có thể xem là sự thỏa thuận, nhưng được xác lập trên mối quan hệ bất bình đẳng. Các trường lợi dụng tình thế khó khăn của phụ huynh để ép họ phải chấp nhận những điều khoản bất lợi.

Mặt khác, việc các trường lợi dụng tình thế khó khăn của phụ huynh để thu tiền nhằm "giữ chân" học sinh là phản cảm, phản nhân văn, "chơi không đẹp". Vì nhà trường, dù loại hình nào, bao giờ cũng là cái nôi ươm mầm đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ. Chưa bước chân vào trường đã bị “làm tiền” thì khó có phụ huynh nào tin tưởng đó là môi trường thân thiện.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần vào cuộc, buộc các trường trả lại tiền thu sai của phụ huynh. Đồng thời, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trong động thái mới nhất, Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Trường Tạ Quang Bửu nghiêm túc rút kinh nghiệm trong tuyển sinh lớp 10, tránh gây căng thẳng cho phụ huynh, học sinh, gây bức xúc dư luận. Yêu cầu trường tạo điều kiện cho phụ huynh rút hồ sơ, hoàn trả các tiền lệ phí đã thu. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng có văn bản tương tự gửi Trường Lương Thế Vinh.

Tuy nhiên, vấn đề cần xử lý tận gốc, đó là cần có chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi tự tung tự tác của các trường ngoài công lập.

truong dan lap thu phi giu cho choi khong dep va phan cam Xã hội vẫn nặng định kiến với đại học tư

Theo TS Phạm Thị Ly, các trường đại học dân lập tại Việt Nam cần được khuyến khích và đầu tư để phát triển, đóng ...

truong dan lap thu phi giu cho choi khong dep va phan cam Việc cấp phép và quản lý các trường mầm non đang "có vấn đề"

“Vấn đề cốt lõi là việc cấp phép cho trường đang có vấn đề, đồng thời các tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo cho sự ...

Ngày đăng: 14:05 | 05/07/2018

/ https://laodong.vn