Sản phẩm được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ mô phỏng thực tế ảo 3D và IoT với các cảm biến trên mô hình theo thời gian thực.
Ngày 13/11, Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã chính thức ra mắt sản phẩm hệ thống huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu hồi sức tim, phổi vì cộng đồng (eCPR).
|
|
Trường Đại học Duy Tân giới thiệu về sản phẩm hệ thống huấn luyện hồi sức tim phổi bằng công nghệ 3D và IoT. Ảnh: AN |
Đây là sản phẩm do Trung tâm CVS của nhà trường nghiên cứu, chế tạo dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ mô phỏng thực tế ảo 3D và IoT (trí tuệ nhân tạo) với các cảm biến trên mô hình theo thời gian thực.
Theo đại diện trung tâm CVS, trong cuộc sống thường ngày, bất cứ ai cũng có thể gặp những tình huống tai nạn bất ngờ và nguy hiểm như:
Đột quỵ, tắt tuần hoàn, đuối nước dẫn đến ngưng tim, phổi… cần sơ cấp ngay trước khi đưa đến bệnh viện. Nhưng việc sơ cấp cứu không đúng cách có thể làm người bị tai nạn thương tích nặng nề hơn, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tiến sĩ Việt mang dự án thành công tại Mỹ về Việt Nam khởi nghiệp |
Kỹ năng sơ cấp cứu là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng mà các trường học, doanh nghiệp, cơ quan y tế cần phải trang bị cho học sinh, sinh viên, đội ngũ nhân viên của mình để họ có thể linh hoạt ứng biến trong những sự cố bất ngờ.
“eCPR là dự án hướng đến xây dựng một sản phẩm mang tính cộng đồng, tích hợp giữa phần cứng và phần mềm.
Giữa công nghệ IoT và thực tại ảo để huấn luyện và hình thành các kỹ năng sơ cấp cứu, hồi sức tim phổi cho người dân ở mọi lứa tuổi.
Qua thực hành trên hệ thống sẽ giúp mọi người có được ý thức chăm sóc sức khỏe, có khả năng xử lý các tình huống khẩn cấp kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro về con người và chi phí”, Thạc sĩ Lê Văn Chung – Giám đốc Trung tâm CVS chia sẻ.
Hệ thống này triển khai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế đối với các trường đào tạo khối ngành y dược, các trường trung học phổ thông, hội chữ thập đỏ, cộng đồng dân cư trong các đô thị, các doanh nghiệp trong việc huấn luyện mọi người có các kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết.
Việc nhân rộng mô hình sẽ đóng góp vào công cuộc an sinh xã hội, giúp người dân được bảo vệ sức khỏe tốt hơn, người lao động yên tâm lao động sản xuất.
“Với mong muốn mọi người có thể dự phòng và ứng phó với các tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chúng tôi phát triển ra sản phẩm eCPR nhằm giảm thiểu tối đa tổn thương trong các trường hợp tai nạn, ngoài ra có thể phòng tránh các rủ ro trong cuộc sống hàng ngày.
Hướng đến một xã hội an toàn, mỗi công dân là một bác sĩ dự phòng cho mình và những người thân yêu”, Thạc sĩ Chung cho biết thêm.
AN NGUYÊN
Trường đại học cần được tham gia quá trình xây dựng luật
Trường đại học cần đươc tham gia quá trình xây dựng luật |
Làm giả bằng tiến sĩ để xin việc ở trường đại học
Với bằng đại học, tiến sĩ giả, ông Huy đã xin vào làm việc ở Sở Thông tin Truyền thông và một đại học ở ... |
Sinh viên chê cách dạy tiếng Anh ở trường đại học
Sinh viên không đăng ký học ở trường nếu không bị bắt buộc, một số khác mất động lực vì sự bất hợp lý trong ... |
Ngày đăng: 10:51 | 14/11/2019
/ giaoduc.net.vn