Trường đại học cần đươc tham gia quá trình xây dựng luật
Tiếp theo bài trước, Các trường đại học cứ tự chủ đi, rồi tự khắc sẽ có tiền
Giáo sư Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng Học viện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chia sẻ quan điểm về vấn đề này:
"Báo chí rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội, và đặc biệt là nâng cao nhận thức của quan trí, những người có tác động đến chính sách.
Việc này rất quan trọng để họ hiểu được rằng tại sao phải tự chủ đại học, để làm gì? Tại sao nước Mỹ phát triển như vậy và họ dựa trên trụ cột gì? Bây giờ Việt Nam đang làm theo thì phải bắt đầu từ đâu? Từ đó họ sẽ nâng cao nhận thức của họ và ủng hộ quá trình tự chủ đại học.
Tôi nghĩ rằng không chỉ có Luật Giáo dục Đại học, mà nhiều luật khác cũng thế cả, văn bản chữ nghĩa thì rất hay nên các giáo sư người Mỹ còn nói: Văn bản của chúng ta rất hay và có sẵn rồi, các bạn cứ thế mà thực hiện thôi."
Mời quý vị độc giả theo dõi video: Trường đại học cần được tham gia quá trình xây dựng luật.
"Tất cả việc biên soạn luật và nghị định này không có thấy tiếng nói tự thân của các trường đại học, vậy tại sao chúng ta lại không làm và cũng không có ý kiến gì? Vậy nên quá trình soạn luật phải là công việc của các trường đại học.
Các trường đại học phải được thể hiện quyền của mình trong đó, nhưng các trường không được tham gia. Khi người viết luật không đồng hành và không thiện chí với các trường thì sẽ rất là gian nan.
Tôi cũng kiến nghị Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, phải là cơ quan phản biện, kiến nghị đến các cơ quan cấp cao, và đặc biệt kiến nghị 2 mục quan trọng.
Một, phải để cho các trường đại học tham gia vào quá trình biên soạn Luật Giáo dục.
Hai, cơ quan phản biện phải là Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đây là Hiệp hội các nhà chuyên môn.
Tôi thấy là Nghị định này tụt lùi đáng kể so với Nghị quyết 77, phải nói rằng Nghị quyết 77 còn tạo ra nhiều quyền hơn với Nghị định này.
Hội đồng trường bầu “theo quy hoạch” của cơ quan chủ quản, còn gì quyền tự chủ? |
Ví dụ: Nghị quyết 77 giao cho Học viện Nông nghiệp rất nhiều quyền, trong đó có quyền kí hợp đồng với người trong và ngoài tuổi lao động, trong và ngoài nước làm quản lý trường đại học, lấy hiệu quả công tác, năng suất lao động, hiệu lực quản lý làm thước đo.
Nghị quyết 77 bỏ hết việc bằng cấp, phải là Giáo sư mới được làm Hiệu trưởng…ở đây là không.
Vậy tôi thấy nếu như Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, không vào cuộc thì mọi việc cứ làng nhàng thế này, còn lâu mới có Nghị định.
Tôi thấy tên Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, nhưng quy định chi tiết là cái gì thì chưa đủ rõ, vậy phải làm rõ đi.
Hướng dẫn thi hành thì phải trả lời được 6 câu hỏi, nhưng Nghị định này không trả lời được 6 câu hỏi: Ai làm, bao giờ làm, làm ở đâu, làm như thế nào…thì Nghị định này cần phải được viết tiếp, nhưng đọc toàn bộ Nghị định này thì tôi thấy nó không trả lời được, chỗ thừa chỗ thiếu.
Văn phong trong Nghị định này rất lủng củng và mâu thuẫn, chỗ trước không đồng nhất chỗ sau."
Tùng Dương
Sinh viên chê cách dạy tiếng Anh ở trường đại học
Sinh viên không đăng ký học ở trường nếu không bị bắt buộc, một số khác mất động lực vì sự bất hợp lý trong ... |
Bắt tạm giam hai Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô
Bộ Công an thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc đối với Trần Kim Oanh, ... |
Không dễ để Việt Nam có nhiều trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế
Để Việt Nam có nhiều trường ĐH đạt đẳng cấp quốc tế cần có quy định rõ ràng trong hợp tác với doanh nghiệp và ... |
Ngày đăng: 21:20 | 06/11/2019
/ giaoduc.net.vn