Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11-6 tuyên bố thuế quan là một công cụ đàm phán tuyệt vời, đồng thời bảo vệ việc sử dụng thuế quan như một phần trong chiến lược thương mại của mình.
Theo Reuters, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter rằng "thuế quan là một công cụ đàm phán tuyệt vời", 1 ngày sau khi tuyên bố Mỹ đã sẵn sàng áp đặt một vòng thuế quan trừng phạt khác lên Trung Quốc.
Đầu tuần này, ông Trump cho biết sẽ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nếu không đạt được tiến bộ trong cuộc đàm phán thương mại (tiềm tàng) với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 vào cuối tháng 6.
Nhà lãnh đạo Mỹ nhiều lần cho biết sẵn sàng gặp ông Tập tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở TP Osaka - Nhật Bản trong hai ngày 28 và 29-6 nhưng phía Trung Quốc chưa xác nhận.
Cũng trong ngày 11-6, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho đài CNBC biết Hội nghị Thượng đỉnh G-20 không phải là nơi để đưa ra một thỏa thuận cuối cùng.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh rằng quan điểm của Bắc Kinh về cuộc chiến thương mại rất rõ ràng.
"Trung Quốc không muốn tham gia cuộc chiến thương mại nhưng không sợ một cuộc chiến như vậy. Nếu phía Mỹ sẵn sàng tổ chức các cuộc tham vấn bình đẳng thì chúng tôi sẽ mở cửa. Nếu phía Mỹ khăng khăng leo thang cuộc chiến thương mại, chúng tôi sẽ kiên quyết đáp trả và chiến đấu đến cùng" - ông Cảnh phát biểu tại một cuộc báo hằng ngày ở thủ đô Bắc Kinh ngày 10-6.
Hồi tháng 5, chính quyền của ông Trump tăng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng hóa trị giá 200 tỉ USD của Trung Quốc, sau đó chuẩn bị các bước đánh thuế 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc khác. Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách tăng thuế đối với số hàng hóa trị giá 60 tỉ USD của Mỹ.
Ngày 6-6, ông Trump nói tại Pháp rằng ông sẽ quyết định có nên đánh thuế hàng nhập khẩu của Trung Quốc hay không sau cuộc gặp (tiềm tàng) với ông Tập ở Nhật Bản. Theo Reuters, số hàng hóa trị giá 300 tỉ USD của Trung Quốc nằm trong tầm ngắm bao gồm điện thoại di động, máy tính và quần áo.
Học giả Trung Quốc bị tố đạo văn khi nghiên cứu thương chiến với Mỹ
Viện trưởng Wu bị cho là đã đưa nguyên văn nghiên cứu về thương chiến của người khác, nhưng ông giải thích đó chỉ là ... |
Kinh tế Hong Kong có thể bị đe dọa vì dự luật dẫn độ sang Trung Quốc
Giới doanh nhân Hong Kong lo ngại chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp lý Trung Quốc và có thể cân nhắc rời đi. |
Các nước lo ngại nợ ẩn từ các khoản vay của Trung Quốc
Các chuyên gia cảnh báo sự thiếu minh bạch trong các khoản vay của Trung Quốc có thể gây ra rủi ro cho nền kinh ... |
Phạm Nghĩa (Theo Reuters)
Ngày đăng: 18:04 | 12/06/2019
/ https://nld.com.vn