Trong bối cảnh dân số thành thị ngày càng tăng, thu nhập người dân được cải thiện và nhiều món ăn quốc tế du nhập vào đời sống, người dân Trung Quốc đang phải đau đầu đối phó với căn bệnh béo phì.
Các món ăn chiên rán thường xuất hiện trong bữa ăn của người Trung Quốc. (Ảnh: BFS) |
Để đối phó với tình trạng béo phì ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em, chính quyền Trung Quốc đã mở một chiến dịch trên toàn quốc nhằm kêu gọi người dân thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để giảm thiểu những nguy cơ đối với sức khỏe.
Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây đã đưa ra một chủ trương mới nhằm thực hiện kế hoạch mang tên "Trung Quốc Khỏe mạnh 2030" (Healthy China 2030), trong đó khuyến khích người dân cắt giảm những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Chủ trương mới đặt mục tiêu đến năm 2030, người dân Trung Quốc sẽ cắt giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày xuống mức dưới 5 gram, từ 25-30 gram đối với dầu ăn và 25 gram đối với đường. Bên cạnh đó, người dân Trung Quốc cũng được khuyến cáo giảm lượng chất béo xuống dưới 30% tổng số năng lượng dung nạp mỗi ngày.
Chính quyền cũng khuyến khích người dân ăn hơn 500 gram rau và 500 gram hoa quả mỗi ngày, tiêu thụ ít nhất 12 loại thực phẩm mỗi ngày và 25 loại thực phẩm cho mỗi tuần.
Giám đốc Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, ông Đinh Cương Cường (Ding Gangqiang) cho biết chính phủ sẽ có những biện pháp giới hạn việc sản xuất và buôn bán các loại thực phẩm chứa nhiều đường, đồng thời khuyến khích các công ty sản xuất những loại thực phẩm ít hoặc không có đường. Bên cạnh đó, các công ty cũng sẽ được yêu cầu dán các thông tin về dinh dưỡng lên bao bì sản phẩm.
Ủy ban Sức khỏe Quốc gia (NHC) nhận định chế độ ăn không hợp lý với nhiều muối, dầu ăn và đường là những tác nhân chính gây hại cho sức khỏe con người. Chế độ ăn không lành mạnh có thể dẫn đến nhiều loại bệnh như béo phì, tiểu đường hay đột quỵ.
Các món ăn chiên xào thường rất phổ biến trong thực đơn của người Trung Quốc. Ngoài những món ăn truyền thống hầu hết được chế biến bằng cách chiên xào, nhiều loại đồ ăn nhanh từ các nước phương Tây cũng đã trở nên ngày càng phổ biến tại Trung Quốc, đặc biệt là với giới trẻ. Điều này đã khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh béo phì tại Trung Quốc ngày càng tăng lên.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2016, Trung Quốc là nước có số người bị thừa cân cao nhất thế giới với 43,2 triệu nam giới và 46,4 triệu nữ giới, đứng thứ hai là Mỹ.
Dù rất cần thiết nhưng giới chức Trung Quốc thừa nhận việc thay đổi thói quen ăn uống của người dân là một công việc hết sức khó khăn và cần mất nhiều năm để thực hiện./.
Các loại nước ngọt cũng góp phần gây bệnh béo phì. (Ảnh: SCMP) |
Việt Nam đối mặt “gánh nặng kép” về dinh dưỡng cho trẻ em
Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đó là tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì ... |
Cô gái Hà Nội cắt bớt dạ dày để giảm béo phì
Phương Anh, 32 tuổi, giảm 19 kg sau hơn hai tháng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày. |
Nơi "diệt mỡ bụng" cho cảnh sát béo phì ở Thái Lan
Những cảnh sát bị thừa cân, béo phì phải đến Trung tâm Đào tạo cảnh sát ở Pak Chong 2 tuần tập thể dục cường ... |
Trường Trung Quốc dọa phạt học sinh sau Tết nếu tăng cân
Học sinh ở một trường cấp hai tại Hàng Châu sẽ phải chạy bộ hàng ngày nếu ăn uống quá đà vào dịp Tết. |
Béo phì khi mới 20 - 30 tuổi khiến bạn chết sớm hơn 10 năm
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Úc phát hiện, những người béo phì ở độ tuổi 20 - 30 có thể mất ... |
Ngày đăng: 09:35 | 19/07/2019
/ www.vietnamplus.vn