Các tên lửa tầm trung tại Châu Âu cho phép Mỹ giáng đòn tấn công hủy diệt nước Nga.

Nhân đọc bài “Tướng Nga: Hệ thống trả thù Perimeter vô dụng” (DVO, 9/11/2018), xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phỏng vấn nhà bình luận quân sự- chính trị Nga quen thuộc Mikhail Aleksandrov của phóng viên Andrey Polunhin về những phát biểu mới đây của Thượng tướng Viktor Esin, Nguyên Tham mưu trưởng Bộ đội tên lửa chiến lược Nga.

Bài viết với tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnai Pressa” (Nga) ngày 10/11/2018. Chúng tôi có bổ sung thêm ảnh Thượng tướng Viktor Esin và bản đồ Chukotka để tiện hình dung.

trump bop chet canh tay than chet cua putin

Cục báo chí Bộ Quốc phòng LB Nga /ТАСС

II.Phần dẫn của phóng viên Andrey Polunhin

Mới đây, Tham mưu trưởng Bộ đội tên lửa chiến lược Nga (trong các năm 1994-1996), Thượng tướng, phó tiến sỹ khoa học quân sự Viktor Esin đã phát biểu như sau (tóm tắt):

Nga không có biện pháp (và công cụ) nào để đối phó có hiệu quả với các tên lửa tầm trung Mỹ (nếu chúng được) bố trí tại Châu Âu.Thậm chí ngay cả “Perimetr” (tiếng Anh Dead Hand, "Cánh tay Thần Chết ")- tức tổ hợp tự động chỉ huy (điều khiển) đòn tấn công hạt nhân đáp trả ồ ạt được chế tạo tại (thời) Liên Xô cũng không thể bảo đảm an ninh cho Nga.

Bởi vì vào thời điểm “Petrimetr” bắt đầu thực hiện “nhiệm vụ”, LB Nga đã chỉ còn rất ít phương tiện (tên lửa) để đánh đòn hạt nhân báo thù.

trump bop chet canh tay than chet cua putin

Phó tiến sỹ khoa học quân sự, Thượng tướng, nguyên Tham mưu trưởng Bộ đội tên lửa chiến lược Nga Viktor Esin

Khi trả lời phỏng vấn của tờ báo “ Zvezda” (Tờ báo chính thức của Bộ quốc phòng Nga-ND), ông nhấn mạnh:

“Nếu người Mỹ vẫn bắt đầu triển khai các tên lửa của mình tại Châu Âu, chúng ta (Nga) sẽ không còn cách nào khác ngoài việc phải từ bỏ học thuyết (tiến hành) đòn tấn công đáp trả- trả đũa ( xin được mở ngoặc - đòn tấn công đáp trả - trả đũa hiểu nôm na là bên bị tấn công tiến hành đòn tên lửa- hạt nhân ồ ạt vào lãnh thổ bên tấn công ngay sau khi khẳng định bên tấn công mới phóng tên lửa (nhưng chưa bay tới mục tiêu- khi đó lực lượng hạt nhân của bên bị tấn công đang còn nguyên vẹn nên có thể gây tổn thất lớn nhất cho bên phát động chiến tranh hạt nhân- ND) và chuyển sang theo đuổi học thuyết đòn tấn công phủ đầu”.

Vị thượng tướng này cũng nhắc lại: “theo đúng các điều khoản của Hiệp ước về (hủy) tên lửa tầm trung và tầm ngắn (thường được gọi tắt là INF theo tiếng Anh- Hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung) mà Mikhail GorbachevRonald Reagan đã ký, người Mỹ hủy 846 tên lửa, còn chúng ta (Liên Xô lúc đó) – 1846- có nghĩa là Liên Xô hủy nhiều hơn Mỹ đúng 1.000 tên lửa.

Tuy vậy, đối với Matxcova, việc ký hiệp ước này là cũng rất có ý nghĩa (có lợi): với các tên lửa “Pershing” tại Châu Âu, Mỹ có khả năng tiến hành đòn tấn công thường được gọi là “đòn tấn công tước khí giới”- có nghĩa là đòn tấn công tiêu diệt các trung tâm chỉ huy- điều hành đất nước và Các lực lượng vũ trang của chúng ta (ngắn gọn- đòn tấn công phủ đầu tiêu diệt các cơ quan đầu não đối phương-ND).

Cựu tham mưu trưởng Bộ đội tên lửa chiến lược Nga cũng nhấn mạnh: “Hiện nay, trong bối cảnh người Mỹ đang triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa toàn cầu, nếu họ lại triển khai các tên lửa của mình tại Châu Âu thì khả năng (Mỹ) tiến hành đòn tấn công “tước khí giới” là một khả năng hết sức thực tế.

Có nghĩa là người Mỹ sẽ có cơ hội hủy diệt phần lớn các phương tiện tên lửa mà chúng ta (Nga) đã triển khai trên phần lãnh thổ Châu Âu của Nga,- đối với những tên lửa còn sót lại (sau đòn tấn công “tước khí giới”), thì dù chúng có được phóng lên thì cũng bị các phương tiện (tên lửa đánh chặn) của hệ thống phòng thủ chống tên lửa toàn cầu đó đánh chặn trên quỹ đạo bay.

Theo Viktor Esin thì: “hiện nay cũng không khó để đưa ra các biện pháp đáp trả tương xứng nếu Mỹ triển khai tên lửa tại Châu Âu. Công nghiệp sản xuất các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Yars” của chúng ta (Nga) đang vận hành rất trơn tru, và sẽ không hề gặp khó khăn gì nếu cải hoán “Yars” thành tên lửa tầm trung.

Vị Thượng tướng cho rằng : “Nếu chỉ để lại trên tên lửa “Yars” hai trong ba tầng, chúng ta (Nga) sẽ có ngay một tên lửa tầm trung kiểu như vậy. Nhưng theo tôi nghĩ, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là đẩy nhanh tiến độ chế tạo các phương tiện (vũ khí) siêu thanh ( tốc độ >5M-ND) để có thể ngay lập tức đánh trả đối phương”.

Tuy vậy, vẫn theo Viktor Esin, biện pháp đáp trả tương xứng trong trường hợp này vẫn không đủ. Ông cho rằng với quyết định rút ra khỏi INF, Mỹ đã “ép Nga” phải xem xét lại học thuyết quân sự của mình bởi vì sự xuất hiện của các tên lửa Mỹ ngay sát biên giới Nga sẽ là một nguy cơ rất lớn đối với đất nước (Nga)”.

Thực ra, chưa có gì đảm bảo chắc chắn là các sự kiện sẽ phát triển theo đúng các kịch bản như vậy. Bởi vì cũng theo Viktor Esin thì cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ là John Bolton trong cuộc gặp mới đây với Valdimir Putin tại Kremlin đã cam kết rằng Nhà Trắng không có các kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung tại Châu Âu.

Theo John Bolton thì điều làm Người Mỹ quan ngại chính là sự mất cân bằng tên lửa tầm trung (của Mỹ) với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại khu vực Thái Bình Dương. Viktor Esin cũng giải thích: “còn về chuyện người Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF thì cũng dễ hiểu,- đó là một cách nói để giữ thể diện và để tránh không nói thẳng là Trung Quốc phải tham gia INF”.

Nhưng dù vậy, nếu như Mỹ vẫn rút ra khỏi INF thì mối đe dọa (họ) bố trí tên lửa tầm trung tại Châu Âu sẽ treo trên đầu Nga giống như thanh gươm Damoclesvậy, và trong trường hợp này Matxcova sẽ lấy gì để đáp trả?

trump bop chet canh tay than chet cua putin Bán S-400 cho Saudi Arabia, Putin mất lợi thế trước Phương Tây

Xin giới thiệu bài viết của học giả, nguyên chính khách Mỹ Paul Craig Robert với tiêu đề "Bán S-400 cho Saudi Arabia, Putin mất ...

trump bop chet canh tay than chet cua putin Putin không chịu nguôi giận, Israel vội vã hứa hẹn điều này

Hãng tin TASS dẫn lời Giám đốc Ban Âu-Á của Bộ Ngoại giao Israel Jacob Livne nhấn mạnh, nước này sẽ làm mọi thứ để ...

Ngày đăng: 13:51 | 11/11/2018

/ http://baodatviet.vn