Gia đình cô ấy phản đối vì thấy dòng họ nhà tôi có một số người bị bệnh di truyền và sợ tôi cũng có khả năng mắc. (Thanh Hùng)

Ba năm yêu nhau, tôi và bạn gái đã kiên trì thuyết phục, thậm chí nhờ một số người quen, thân hỗ trợ nhưng không có tác dụng.

Bạn gái hiểu và thông cảm cho tôi. Cô ấy cũng quyết tâm đồng hành cùng tôi dù ý kiến gia đình có như thế nào. Cô ấy tự nguyện có bầu để đặt gia đình vào tình cảnh không thể không gả. Nhưng tôi từ chối vì biết việc đó chỉ khiến bố mẹ cô ấy thêm ác cảm với tôi và có thể khiến mối quan hệ trong gia đình thêm căng thẳng.

Tôi và bạn gái đều có công việc ổn định, tự lập được về tài chính. Chúng tôi tính giải pháp đăng ký kết hôn trước rồi về chung sống với nhau. Đợi khi bố mẹ thấy cả hai có cuộc sống êm ấm, hạnh phúc và xuôi xuôi mới tổ chức đám cưới.

Liệu chúng tôi có thể tự đăng ký kết hôn mà không cần được sự cho phép của gia đình không? Tôi và bạn gái cần làm những thủ tục gì tại địa phương, khi chúng tôi cùng tỉnh nhưng khác huyện?

Luật sư trả lời:

Theo điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Theo điều 5 của luật này, các trường hợp sau bị cấm kết hôn: kết hôn giả tạo, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng...

Như vậy, việc kết hôn không phụ thuộc vào việc gia đình một hoặc hai bên có đồng ý hay không. Nam, nữ mà không vi phạm điều cấm, có đủ điều kiện thì được đăng ký kết hôn.

Thủ tục đăng ký kết hôn

Theo điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch (đã được sửa đổi, bổ sung), khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân). Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.

Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Thời hạn giải quyết hồ sơ là 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm nhưng không quá 5 ngày.

toi co nen co ket hon khi gia dinh ban gai khong dong y Muốn tự do, cô gái Nhật kết hôn với chính mình

Sanae Hanaoka, 31 tuổi, tổ chức đám cưới với chính mình trước sự chứng kiến của gần 30 người bạn trong một phòng tiệc ở ...

toi co nen co ket hon khi gia dinh ban gai khong dong y Phụ nữ Nhật thèm tự do hơn kết hôn

Phụ nữ Nhật ngày nay không cần chồng để đảm bảo kinh tế vì họ đã đi làm, có tiền.

toi co nen co ket hon khi gia dinh ban gai khong dong y Vì sao bạn cưới nhầm người?

Chúng ta tin rằng mình đang tìm kiếm hạnh phúc trong hôn nhân nhưng thực ra đang đi tìm sự quen thuộc.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty Luật Bảo An, Hà Nội

Ngày đăng: 20:25 | 08/08/2019

/ https://vnexpress.net