"Nếu tiếp tục sử dụng ngân sách để tăng lương, 'bội chi ngân sách nhà nước có thể sẽ tiếp tục tăng, thậm chí không biết điểm dừng'".

Bộ Nội vụ vừa lấy ý kiến công khai về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, Bộ Nội vụ cho rằng, mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng còn thấp, khiến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gặp nhiều khó khăn. Do đó, Bộ này đề xuất tăng mức lương cơ bản lên 1,49 triệu đồng/tháng (tăng thêm 7,19%) từ ngày 1/7/2019.

tinh toan de cong chuc duoc tang luong chua tinh gian thi

Bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp... không thể lấy ngân sách để tăng lương. Ảnh: Bộ Nội vụ

Kinh phí thực hiện dự kiến sử dụng từ các nguồn tiết kiệm chi thường xuyên; nguồn thu được để lại theo chế độ, hoặc sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư... Đặc biệt, Bộ Nội vụ đề xuất, ngân sách trung ương sẽ bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2019 cho các đơn vị.

Bình luận về đề xuất trên, TS Đinh Sơn Hùng - nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng "sử dụng ngân sách để tăng lương cho cán bộ, công chức là không phù hợp".

Vị chuyên gia phân tích mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, lương cơ sở của cán bộ công chức hiện đang là 1,39 triệu đồng tháng là thấp so với nhiều nước trong khu vực, tuy nhiên, bình quân lao động của Việt Nam so với khu vực cũng đang thuộc loại thấp nhất.

Bình quân mỗi lao động Việt Nam năm 2016 làm ra 9.894 USD, so với con số tương ứng của Singapore là 131.300 USD, Malaysia 46.200 USD, Thái Lan 17.200 USD, Indonesia 13.500 USD.

"Trong trường hợp này, nếu tăng lương cơ bản nhưng năng suất lao động lại không tăng tương ứng sẽ đẩy ngân sách vào tình trạng bội chi", TS Đinh Sơn Hùng chỉ rõ.

Thứ hai, ông Hùng cho rằng, các đối tượng hưởng lương từ ngân sách của Việt Nam hiện quá đông. Bộ máy nhà nước hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức nhưng nếu tính cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước.

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. .

"Nếu sử dụng ngân sách để tăng lương đồng đều cho cán bộ, công chức nhà nước cũng có nghĩa sẽ tăng cả lương cho những đối tượng hưởng lương kiểu ăn theo, như vậy là không hiệu quả và bất hợp lý. Vì, trong số 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách, không phải tất cả đều có đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế cũng như đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhưng lại sử dụng ngân sách để tăng lương đồng đều cho tất cả đối tượng này thì không ngân sách nào có thể chịu nổi", TS Đinh Sơn Hùng thẳng thắn.

Thứ ba, ông Hùng cảnh báo, ngân sách đang trong tình trạng bội chi, chúng ta đang phải vay về trả nợ, chi thường xuyên, nếu tiếp tục lấy ngân sách để tăng lương sẽ rất nguy hiểm.

Cụ thể, ông Hùng dẫn số liệu từ Bảng cân đối ngân sách Nhà nước năm 2018 được Bộ Tài chính công bố cho thấy, năm 2018 bội chi ngân sách 204.000 tỷ, Việt Nam phải vay hơn 363.000 tỷ bù đắp bội chi và trả nợ. Cùng với đó, cơ cấu bộ máy còn cồng kềnh, tinh giảm biên chế không hiệu quả, không loại bỏ được những cán bộ "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về", nếu tiếp tục sử dụng ngân sách để tăng lương, vị chuyên gia lo ngại "bội chi ngân sách nhà nước có thể sẽ tiếp tục tăng, thậm chí không biết điểm dừng".

Như vậy, gánh nặng nợ công ngày càng lớn do hiệu quả khoản vay về để chi không hợp lý và không mang lại hiệu quả.

Do đó, TS Đinh Sơn Hùng cho rằng, có thể tăng lương nhưng không được sử dụng nguồn chi từ ngân sách. Để làm được như vậy, vị chuyên gia cho rằng phải thu hẹp các đối tượng đang được hưởng lương từ ngân sách, rà soát lại việc chi trả cho các biên chế trực thuộc các Hội, nhóm, công đoàn, các tổ chức đơn vị sự nghiệp... Ngân sách chỉ chi trả cho các cán bộ, công chức trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước và chỉ chi trả cho những công chức làm

Vị chuyên gia nhân mạnh, có thể vay nợ nước ngoài để đầu tư, phát triển nhưng không thể vay để chi tiêu thường xuyên, vay để tăng lương.

"Tôi tin cả Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cũng rất khó để ủng hộ đề xuất của Bộ Nội vụ trong trường hợp này. Nếu các vấn đề về năng suất lao động, số lượng biên chế, tinh giảm biên chế... chưa được giải quyết thì không nên sử dụng ngân sách để tăng lương đồng đều", ông Hùng nhấn mạnh.

tinh toan de cong chuc duoc tang luong chua tinh gian thi Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

Từ ngày 1/1/2019, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.920.000 đến 4.180.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp ...

tinh toan de cong chuc duoc tang luong chua tinh gian thi Tăng lương tới 150%, dân Venezuela lãnh... 11 USD/tháng

Hôm 29-11, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo tăng lương tối thiểu lên 150%.

tinh toan de cong chuc duoc tang luong chua tinh gian thi Tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng từ tháng 7/2019

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội chiều 9/11 đã thông qua Nghị quyết dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019.

Ngày đăng: 14:53 | 04/01/2019

/ http://baodatviet.vn