Nhiều người Venezuela sống lưu vong ở Peru hay Colombia mong được trở về quê hương nhưng tình hình bất ổn khiến ước muốn của họ ngày càng xa vời.

tinh canh cua nhung nguoi venezuela roi bo que huong

Oscar Villarroel, người Venezuela, chuyển tới sống ở Peru 4 năm trước, hiện mở một cửa hàng cắt tóc tại thủ đô Lima. Ảnh: WSJ.

Tại thủ đô Lima, Peru, thợ cắt tóc Oscar Villarroel từng tự tin nói với khách hàng rằng anh có thể sớm về nước sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị qua đi. Nhưng giờ đây, Villarroel cùng 3,4 triệu người Venezuela sống lưu vong khác đang ngày càng mất niềm tin vào ngày về.

Đây cũng là cảm nhận của nhiều người Venezuela ở Magdalena del Mar, một quận trung lưu ở Lima đang chứng kiến dòng người di cư chạy trốn khủng hoảng nhân đạo ở Trung Mỹ gia tăng đột biến.

Gần một khu chợ đông đúc, những người Venezuela nhảy salsa và chơi kèn trombone, cạnh tranh với những người thổi sáo Peru, kiếm từng đồng bạc lẻ. Họ làm đủ thứ nghề, từ mổ lợn, đến lau dọn vệ sinh hay bồi bàn. Số khác khá giả hơn thì mở các cửa hàng nhỏ.

Họ mô tả hai tháng vừa qua là quãng thời gian hồi hộp, căng thẳng với những cảm xúc lẫn lộn khi lãnh đạo đối lập Juan Guaido, người tự xưng là tổng thống lâm thời Venezuela, trực tiếp thách thức quyền lực của Tổng thống Nicolas Maduro.

Ban đầu, họ tự tin ông Guaido có thể "làm nên chuyện" nhưng sau đó lại thất vọng vì tình cảnh bế tắc chính trị ở Venezuela và nền kinh tế ngày càng lao dốc. Số lượng người Venezuela rời bỏ đất nước được dự báo tiếp tục tăng khi tình trạng mất điện, mất nước và cướp bóc diễn ra liên miên, báo hiệu một tương lai tồi tệ.

Theo Tổ chức các nước châu Mỹ, số người di cư Venezuela có khả năng tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2020.

Guaido, người được hơn 50 quốc gia, bao gồm cả Mỹ, coi là lãnh đạo lâm thời Venezuela, đang tìm cách gia tăng áp lực lên Tổng thống Maduro bằng việc kêu gọi thực hiện các cuộc biểu tình đường phố. Phe đối lập lo ngại ông có thể bị bỏ tù khi Hội đồng Lập pháp tước quyền miễn trừ của ông này theo đề nghị của Tòa án Tối cao.

Dù một số cộng đồng Mỹ Latin được hưởng lợi từ đội ngũ bác sĩ, kỹ sư Venezuela, tình trạng di cư hàng loạt có nguy cơ tạo nên bất ổn cho khu vực khi gây quá tải hệ thống dịch vụ công cộng, làm giảm mức lương trung bình và làm dấy lên làn sóng chống người nhập cư. Không ít phụ nữ di cư bị những kẻ buôn người cưỡng bức hoặc bị ép làm gái mại dâm.

Ở Peru, địa điểm được nhiều người Venezuela lựa chọn sau khi rời bỏ quê hương, nhà chức trách cho hay họ đang bị quá tải bởi khoảng 730.000 người Venezuela nhập cư, đa phần đều chọn lưu trú tại Lima.

"Có một cơn sóng thần người di cư Venezuela", Roxana del Aguila, lãnh đạo cơ quan nhập cư Peru, nói. "Làn sóng này tiếp diễn ngày qua ngày khiến chính phủ Peru không kịp trở tay".

tinh canh cua nhung nguoi venezuela roi bo que huong

Wilmer Gonzales (áo vàng), người Venezuela, đã sống ở Peru hai năm, bán hoa quả tại chợ Magdalena. Ảnh: WSJ.

Những người di cư phải đối diện với sự phản đối từ cộng đồng người bản địa luôn lo lắng sẽ bị cướp đất. Thị trưởng thành phố Huancayo mới đây gây chú ý với tuyên bố sẽ quét sạch người Venezuela khỏi nơi ông quản lý.

Không ít người di cư cảm thấy cuộc sống bên ngoài Venezuela không dễ dàng gì hơn ở trong nước. Tại Caracas, Carlos Guzman, 31 tuổi, phải chật vật nuôi sống gia đình bởi tình trạng siêu lạm phát. Anh nghĩ có thể kiếm đủ tiền để chu cấp cho vợ con tại quê nhà nếu chuyển tới làm việc ở Lima. Nhưng những công việc vặt vãnh Guzman tìm được chỉ đủ để anh trang trải cuộc sống và trả tiền thuê nhà. Anh đang tính chuyện trở về Venezuela. Vợ con Guzman vẫn trông chờ tiền anh gửi về để mua đồ ăn nhưng gần đây họ không có đủ nước dùng vì tình trạng mất điện.

"Tôi cảm tưởng như mình chỉ chuyển từ rắc rối này sang rắc rối khác", Guzman nói.

Khác với Guzman, một số người quyết tâm bám trụ nơi đất khách quê người. Raikel Santa Fe, 23 tuổi, có công việc đầu tiên tại Peru là đi diệt gián và côn trùng. Giờ đây, anh làm phục vụ tại một nhà hàng hạng sang. Anh vừa đưa mẹ và ba người em tới Peru sống cùng mình.

Alfonso Adrianza, 24 tuổi, tới Peru ba năm trước. Adrianza nghĩ mình chỉ trụ được khoảng 6 tháng bởi anh gặp khó khăn trong việc thích nghi với khí hậu ở Lima. Nhưng cuộc khủng hoảng tại Venezuela ngày càng trầm trọng và Adrianza quyết định ở lại để kiếm tiền và thuốc thang gửi về cho gia đình.

Khi chứng kiến cảnh cướp bóc kinh hoàng tại thành phố Maracaibo quê nhà, Adrianza quyết định tiết kiệm tiền để đưa bố mẹ và em gái tới Lima, nơi họ có kế hoạch mở một nhà hàng.

Anmar Pucillo, người đến Peru từ cuối năm 2017, được nhận vào làm tại một nhà trẻ nhưng đã mất việc vì một số phụ huynh phàn nàn rằng họ không muốn giáo viên là người Venezuela.

Chồng cô, một kỹ sư, nay mở quầy bán bánh mỳ đối diện khu phế tích của nền văn hóa Ichma ở thủ đô Peru. Cha mẹ họ khuyên Pucillo và chồng nên ở lại Lima. "Không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo", cô nói. "Điều duy nhất chúng tôi biết là qua mỗi ngày, mọi thứ lại càng tồi tệ hơn".

tinh canh cua nhung nguoi venezuela roi bo que huong

Nghệ sĩ thổi kèn trombone Venezuela Reinaldo Lopez biểu diễn trên một con đường gần chợ Magdalena, Lima. Ảnh: WSJ.

tinh canh cua nhung nguoi venezuela roi bo que huong Đô đốc Mỹ nói quân đội sẵn sàng chờ lệnh can thiệp vào Venezuela

Đô đốc Faller cho biết Lầu Năm Góc sẵn sàng thực hiện các chỉ thị của Tổng thống Trump để giải quyết cuộc khủng hoảng ...

tinh canh cua nhung nguoi venezuela roi bo que huong Cuba tuyên bố không bỏ rơi Venezuela

Tuyên bố trên được Bí thư Đảng Cộng sản Cuba Raul Castro đưa ra bất chấp “những lời đe dọa” của Mỹ, ngay cả khi ...

Vũ Hoàng (Theo Wall Street Journal)

Ngày đăng: 08:26 | 12/04/2019

/ https://vnexpress.net