Sự thực là cái chết của Tống Giang không đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho bè lũ gian thần như Thái Kinh, Cao Cầu.
Kể từ khi vị thủ lĩnh Lương Sơn là Tống Giang chấp nhận chiêu an của triều đình, ông đã dốc hết sức lực giúp Đại Tống dẹp bỏ mối lo về chiến loạn thông qua hàng loạt trận chiến bình định Vương Khánh, Điền Hổ và Phương Lạp.
Đáng tiếc là sau trận chiến chinh phạt Phương Lạp, đội ngũ hảo hán Lương Sơn đã gặp phải tổn thất vô cùng to lớn, 108 vị huynh đệ cùng tụ nghĩa với nhau ngày nào giờ đây chỉ còn lại vẻn vẹn hơn 30 người sống sót.
Theo lý mà nói, sau khi các hảo hán Lương Sơn liên tiếp lập được đại công, giai cấp thống trị nên tin tưởng và trọng dụng những anh hùng đã liều mạng vào sinh ra tử vì cơ nghiệp của Tống triều.
Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Sau trận chiến chinh phạt Phương Lạp không lâu, Tống Giang vì bị gian thần gièm pha nên đã bị ban rượu độc.
Có ý kiến cho rằng, đối với cái chết của vị thủ lĩnh này, những vị hảo hán đã trải qua quá nhiều biến cố trong cuộc đời khi đó đều đã không còn dại dột hành xử một cách bồng bột.
Vì vậy có thể nói, sự ra đi của vị thủ lĩnh họ Tống dường như cũng không đưa tới quá nhiều sóng to gió lớn.
Vậy sau khi Tống Giang qua đời, ai mới thực sự là người được hưởng lợi lớn nhất? Liệu đó có phải và những gian thần từng nhiều lần tìm cách triệt hạ hảo hán Lương Sơn như Cao Cầu, Thái Kinh hay không?
Cao Cầu, Thái Kinh không phải những người được lợi nhất sau cái chết của Tống Giang
Thực tế, cái chết của Tống Giang chỉ làm tiêu tán mối hận thù, căm ghét trong lòng Cao Cầu, Thái Kinh chứ không đem lại mất mát hay lợi ích thiết thực nào cho bè lũ gian thần này. (Ảnh minh họa).
Rất nhiều ý kiến cho rằng, những người được lợi nhất thông qua cái chết của Tống Giang chính là bè lũ gian thần từng nhiều lần tìm cách hãm hại Lương Sơn như Cao Cầu, Thái Kinh. Nhưng trên thực tế lại không phải như vậy.
Nếu đánh giá từ góc độ địa vị của nhóm quan lại này, có thể thấy họ sở hữu thân phận cao quý, nắm trong tay quyền lực to lớn.
Cho nên những người như Cao Cầu, Thái Kinh vốn từ trước đến nay đã quen được người khác phục tùng, nịnh bợ, tuyệt nhiên không chấp nhận có kẻ dám lãnh đạo cả một đội ngũ đứng lên đối nghịch với mình.
Mà nhân vật dám cả gan chống lại những kẻ này không ai khác chính là thủ lĩnh Tống Giang – người dẫn dắt các hảo hán Lương Sơn Bạc.
Trong mắt của Cao Cầu, Thái Kinh, Tống Giang vốn là đại diện cho thế lực chống đối. Do vậy nhóm gian thần này luôn đem lòng căm ghét các hảo hán Lương Sơn, đặc biệt là người thủ lĩnh họ Tống.
Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, ngay cả khi Tống Giang còn sống thì bản thân ông cũng không tạo ra uy hiếp quá mức nghiêm trọng nào đối với bè lũ gian thần kể trên.
Vì vậy KKNews đã đưa ra nhận định, bè lũ Cao Cầu, Thái Kinh chỉ mang tâm lý đơn thuần là muốn trả thù. Do đó cái chết của Tống Giang không đem lại quá nhiều lợi ích đối với họ.
Thực ra, người được lợi nhiều nhất sau sự ra đi của vị thủ lĩnh này thực chất là một hảo hán Lương Sơn có thân phận tương đối đặc biệt. Nhân vật đó là Tống Thanh – em ruột của Tống Giang.
Sự thật về nhân vật "đắc lợi" trước sự ra đi của Thủ lĩnh Lương Sơn Bạc
Tống Thanh là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am. Ông là đầu lĩnh thứ 76 trong số 108 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc, mang biệt hiệu Thiết Phiến Tử, được sao Đại Tuấn Tinh chiếu mệnh.
Về thân phận, Tống Thanh vốn là em trai của Tống Giang và được Ngô Dụng sai người đưa lên Lương Sơn tụ nghĩa.
Mặc dù có thân phận là em ruột của chủ trại, nhưng thực tế Tống Thanh khi ở Lương Sơn cũng không có điểm nào quá nổi bật.
Trong chiến dịch bình định Phương Lạp, Tống Thanh là một trong số những hảo hán may mắn còn sống sót. Ông cũng đảm nhiệm công việc trông coi miếu tự của 108 anh hùng Lương Sơn.
Vậy vì sao Tống Thanh lại được coi là người được hưởng lợi nhiều nhất trong cái chết của chính anh trai mình?
Trên thực tế, Tống Thanh được xem là người hưởng lợi nhất thông qua cái chết của anh trai mình. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Lúc sinh thời, vị thủ lĩnh họ Tống đã lập được nhiều công lao cho triều đình nhưng lại phải chịu một cái chết có điểm không minh bạch.
Có giai thoại truyền rằng, Tống Giang sau khi qua đời từng nhiều lần hiển linh. Việc này cũng từng khiến Hoàng đế thầm nghĩ rằng triều đình đã nghi oan cho công thần ấy.
Vì vậy, nhà vua đã từng truyền em trai của ông là Tống Thanh vào cung, hy vọng Tống Thanh có thể kế thừa tước phong mà anh trai mình đã phải đánh đổi bằng cả tính mạng.
Thế nhưng trước kết cục chẳng mấy tốt đẹp của anh trai, Tống Thanh có lẽ đã có phần e sợ nên từ chối đề nghị này, một lòng muốn về quê làm ruộng.
Dù vậy, Hoàng đế vẫn thưởng cho ông 10 vạn quan tiền cùng 3 ngàn mẫu ruộng. Số của cải này đủ để cho cả nhà Tống Thanh có thể no đủ cả đời.
Sau này, Tống Thanh sinh được một người con trai là Tống An Bình, từng làm quan tới chức bí thư học sĩ. Cũng có nhận định cho rằng, ngoài tiền của được vua ban thì chức quan mà Tống An Bình có được cũng phần nào dựa vào sự hy sinh của người bác là Tống Giang.
Dù xét về phương diện của cải hay chức tước, Tống Thanh và người nhà của mình vẫn là những người được lợi hơn cả.
Có lẽ, đây được xem là thái độ "đền bù" của triều đình nhà Tống đối với gia tộc Tống Giang. Thế nhưng hết thảy những vinh hoa phú quý này cũng chẳng thể bù đắp được cái chết oan uổng của vị thủ lĩnh từng hết lòng tận trung ấy…
Vì sao Tống Giang lại được thống lĩnh Lương Sơn Bạc?
Luận về địa vị, Tống Giang chỉ là một Áp ti nhỏ nhoi, một viên thư lại nhỏ. Luận về trượng nghĩa, Sài Tiến Sài ... |
Nếu Tống Giang xưng đế, 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc sẽ có kết cục ra sao?
Giả sử Lương Sơn Bạc không quy thuận triều đình, thủ lĩnh Tống Giang xưng đế một phương, kết thúc của “Thủy Hử truyện“ liệu ... |
Ngày đăng: 08:21 | 18/01/2019
/ http://danviet.vn