Sau một loạt đòn các trừng phạt từ phía Mỹ, thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ rời NATO giờ đây chỉ còn đếm từng ngày, trong khi chính liên minh quân sự này cũng không còn muốn níu giữ Ankara.
Mỹ gây hấn vớiThổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 từ Nga nhưng lại bỏ qua cho Ấn Độ.
Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành mục tiêu gây áp lực mới nhất của Mỹ. Bên cạnh các rào cản thương mại, một loạt các quan chức nước này cũng vừa bị áp đặt trừng phạt, và thậm chí cả hợp đồng mua F-35 cũng bị xem xét lại.
Các nhà lãnh đạo Ankara tuyên bố họ đang bắt đầu tìm kiếm sự hợp tác ở nơi khác, bởi họ có cảm giác như thể Mỹ đang cố gắng "buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải đầu hàng trong mọi lĩnh vực, từ tài chính cho đến chính trị".
Hôm 9/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng gấp đôi mức thuế nhập khẩu nhôm và thép của Thổ Nhĩ Kỳ lên 20% và 50%. Ngoài ra, ông Trump đã phê chuẩn Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2019 (NDAA), với quyết định cấm chuyển giao máy bay tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi Lầu Năm Góc nhận được báo cáo về quan hệ với quốc gia này trong 90 ngày tới.
Trước đó, vào ngày 1/8, Mỹ đã áp đặt trừng phạt hai quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu và Bộ trưởng Tư pháp Abdulhamit Gul, vì không đáp ứng các yêu cầu của Mỹ về việc trả tự do cho một mục sư nước này bị bắt giam với cáo buộc khủng bố.
"Chúng tôi hy vọng Mỹ giữ vững quan hệ thân thiện truyền thống và liên minh NATO", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu tại thủ đô Ankara hôm 13/8, phản ứng lại động thái của Washington. "Chúng tôi hưởng ứng ngoại giao và đàm phán, nhưng chúng tôi không thể chấp nhận áp đặt".
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp tục cáo buộc người đồng cấp Trump về cái gọi là "cuộc chiến kinh tế chống lại toàn thế giới" và nói rằng các biện pháp trừng phạt mới là hành vi "đâm lén ở phía sau", tờ Telegraph đưa tin. "Mục tiêu của chiến dịch là làm cho Thổ Nhĩ Kỳ đầu hàng trong mọi lĩnh vực, từ tài chính đến chính trị".
Động thái này cũng làm cho đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ mất gần một nửa giá trị kể từ đầu năm nay. Một số nhà kinh tế cho hay, chỉ có một khoản vay đến từ Quỹ tiền tệ quốc tế mới có thể cứu được nền kinh tế của quốc gia này.
Trước những đòn gây áp lực thẳng tay của Mỹ, giới quan sát thậm chí còn cho rằng những gì mà Washington đang làm không khác gì việc “Thổ Nhĩ Kỳ không còn là thành viên NATO.
Một số nhà phân tích đánh giá, trước tình hình trên, ngày mà người Thổ rời khỏi liên minh quân sự phương Tây sẽ không còn xa.
Thổ Nhĩ Kỳ có rời NATO?
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ "hướng Đông" nếu rời khỏi NATO?
Theo quan điểm của người sáng lập Media Disobedient - William Craddick - NATO giờ đây chỉ còn giữ lại quan hệ mang tính “trách nhiệm” với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, Ankara cũng không còn mặn mà gì với việc tiếp tục là thành viên quân sự của liên minh phương Tây, kể từ khi Mỹ đứng sau hỗ trợ người Kurd ngay trên vùng biên giới".
“Họ có một số vấn đề an ninh đang cân nhắc, một số căng thẳng ngoại giao cần phải giải quyết và những khó khăn đang gặp phải hiện tại", William Craddick liệt kê.
Nhà báo này lưu ý rằng, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ nằm cả về mặt địa lý và địa chính trị ở giữa châu Á và châu Âu, nên quốc gia này “luôn có vai trò quan trọng trong mọi cuộc chơi và vai trò đó liên quan đến ngoại giao đối với cả hai bên”.
Tổng thống Erdogan được cho là đã cân bằng khá tốt trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga, tuy nhiên sự cân bằng như vậy sẽ ít nhiều bắt đầu làm căng thẳng quan hệ với một trong các bên.
"Có một nỗ lực gây bất ổn khu vực đang diễn ra, Syria không chỉ được nhắm mục tiêu, mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể là nạn nhân thứ hai. Do đó Ankara đang hết sức cảnh giác", Craddick nói.
"Những thứ như lệnh trừng phạt đã được áp đặt bởi Mỹ. Khi nó bắt đầu có hiệu lực, người ta bắt đầu liên tưởng đến những gì chúng ta đã thấy ở những nơi như Libya và Syria".
"Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ thất vọng về NATO qua nhiều động thái trong vài năm qua, mà hơn cả NATO đối với Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại chỉ mang tính chất trách nhiệm. Điều đó sẽ cần phải được giải quyết, và một trong những cách đó là Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi NATO", ông nói.
Craddick lưu ý rằng, nếu IMF cho Thổ Nhĩ Kỳ vay một khoản tiền để cứu vớt nền kinh tế, điều đó sẽ càng gia tăng đòn bẩy cho các thế lực nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra điều này cũng càng thúc đẩy cho Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều động lực hơn để chuyển hướng sang Nga và Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ đang nóng lên với Mỹ và Iran - Thổ Nhĩ Kỳ rất có thể sẽ ngả sang Tehran, bất chấp sự cạnh tranh trong khu vực với nước này.
Ngoại trưởng Cavusoglu cũng lưu ý rằng quan hệ với Nga sẽ "vẫn là một trong những yếu tố cơ bản" trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ. Bản chất của mối quan hệ này phụ thuộc vào sự tôn trọng và mang lại lợi ích cho nhau.
“Với nguyên tắc minh bạch, chúng tôi đưa ra quan điểm và lập trường về các vấn đề mà chúng tôi không đồng ý với Nga”, ông nhấn mạnh.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với Nga bao gồm cả các kế hoạch mua hệ thống phòng không tiên tiến S-400, điều mà Washington liên tục phản đối thời gian qua. Mỹ đã áp đặt trừng phạt với các quốc gia có quan hệ thương mại với Moscow, kể cả mua thiết bị quân sự.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2019, chính quyền Trump đã miễn trừng phạt đối với Ấn Độ, dù quốc gia này cũng mua hệ thống phòng không tương tự đến từ Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ "đếm từng ngày" rời NATO, Nga dang rộng tay chào đón
Sau một loạt đòn các trừng phạt từ phía Mỹ, thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ rời NATO giờ đây chỉ còn đếm từng ngày, trong ... |
Từng bước rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ
Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng căng thẳng từ khi Tổng thống Erdogan tái đắc cử hồi tháng 6. |
Thổ Nhĩ Kỳ tố Mỹ "đâm sau lưng" đồng minh
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Mỹ đang tìm cách "đâm sau lưng" nước này, đúng vào lúc căng thẳng ngoại giao giữa hai ... |
Ngày đăng: 14:29 | 14/08/2018
/ http://www.nguoiduatin.vn