Mặc dù từ 1 tuần nay, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh đã giảm xuống mức từ 150.000-170.000 đồng/kg (giảm từ 10.000-20.000 đồng/kg so với thời điểm áp Tết), nhưng so với mức thu nhập của đại đa số bộ phận người dân, mức giá này là quá cao. Trong khi đó, cuối tháng 1, Chính phủ đã chỉ đạo đưa ra lộ trình giá lợn hơi phải giảm 10% trong tháng 2 và tháng 3, tiếp tục giảm về mức 60.000-65.000 đồng/kg. Vậy tại sao hiện nay thịt lợn không thiếu, nhưng giá cả lại không xuống thang?

Giá thịt lợn ở mức cao đã ảnh hưởng đến đời sống của người tiêu dùng. Ảnh: Kh.V

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn “bắt tay” giữ giá

Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 11.2.2020, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: Dịch tả lợn Châu Phi và các dịch bệnh khác đang diễn biến phức tạp khiến giá thành chăn nuôi lợn đội lên rất nhiều. “Giá thành chăn nuôi lên tới 50.000 đồng/kg lợn hơi, nên phải bán ra ở mức giá 60.000-70.000 đồng/kg, người chăn nuôi mới có lãi để có đủ nguồn lực bù đắp một phần chi phí thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi trước đây,  1 phần chi phí để đầu tư tái đàn” - ông Nguyễn Kim Đoán nói.

Thế nhưng, hiện nay giá lợn hơi đang được bán với mức bình quân cả nước khoảng 78.000-82.000 đồng là quá cao. Sở dĩ hiện nay các doanh nghiệp chăn nuôi chưa hạ giá lợn hơi xuống mức dưới 70.000 đồng/kg, một phần bởi trong trận dịch vừa qua, mặc dù không kê khai số lợn bị tiêu hủy, nhưng các doanh nghiệp chăn nuôi lớn cũng bị thiệt hại rất nhiều.

Giá lợn hơi hiện nay đang cao, nhưng cũng là mức giá để người chăn nuôi bù đắp chi phí, nên hầu như việc hạ giá thành lợn hơi đang rất nhỏ giọt.

Hiện, có vài “ông lớn” trong ngành chăn nuôi lợn đang thao túng thị trường, giữ giá lợn hơi ở mức cao để bù đắp phần thua lỗ trong năm qua do dịch tả lợn Châu Phi. Mặc dù đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi Việt Nam cho rằng “C.P luôn bán lợn hơi giá thấp hơn giá chung và với tổng đàn lợn hiện có, một mình C.P không đủ sức để chi phối thị trường”, nhưng nhiều ý kiến của các trang trại chăn nuôi khác đã dẫn chứng: Chỉ cần C.P hạ giá lợn hơi khoảng 1.000-2.000 đồng/kg, ngay lập tức, giá lợn hơi trên thị trường sẽ giảm theo. Điều này cho thấy, “cái bóng” của C.P trên thị trường khá lớn. “Nhiều công ty chăn nuôi, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi đều lấy giá của C.P làm “chuẩn” để định giá lợn hơi bán ra hàng ngày. Nếu C.P và các công ty lớn liên kết không hạ giá lợn, thì giá lợn hơi trên thị trường sẽ ở mức cao” - ông Nguyễn Văn Chiểu - hộ Chăn nuôi tại Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai nêu ý kiến.

Còn theo Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương, với cơ cấu chiếm trên 40% tổng đàn lợn cả nước, nếu cùng nhau hạ giá, khối các doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi lợn hoàn toàn có thể hạ giá hợp lý được ngay lập tức nếu cùng “bắt tay” thống nhất.

Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương vẫn cho rằng, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ manh mún không đủ sức thao túng giá. “Hiện khối các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong ngành chăn nuôi lợn đang chiếm khoảng 40% tổng đàn lợn cả nước. Nếu các doanh nghiệp chăn nuôi lớn này cùng “bắt tay” với nhau, thì hoàn toàn có thể đưa được giá thịt lợn lên hoặc xuống theo ý muốn”- ông Nguyễn Xuân Dương nêu ý kiến.

Khâu trung gian vẫn “ăn rất dày”, cần xử lý

Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Kim Đoán khẳng định: Tại Đồng Nai mấy ngày nay giá lợn hơi chỉ khoảng 70.000-72.000 đồng/kg, nhưng giá thịt lợn bán ra vẫn ở mức 130.000 đồng-150.000 đồng/kg tùy loại. Chưa kể, tại các chợ và các siêu thị ở TPHCM, Biên Hòa, giá thịt lợn còn cao hơn nhiều, có loại lên đến 250.000 đồng/kg. Vấn đề ở đây không phải là giá thành của lợn hơi, mà là giá bán ra của các đơn vị bán lẻ, họ chịu ít rủi ro hơn, nhưng lại hưởng mức lãi cao hơn người chăn nuôi gấp nhiều lần” - ông Nguyễn Kim Đoán nói.

Theo ý kiến của các hộ chăn nuôi, với mức giá lợn hơi khoảng 70.000 đồng/kg, thì giá thịt lợn bán ra khoảng 120.000 đồng-140.000 đồng/kg là hợp lý, vì mua thịt lợn móc hàm với giá 85.000-90.000 đồng/kg, mức bán này đã cho lãi. Thế nhưng, các tiểu thương vẫn bán lẻ với mức giá 140.000-160.000 đồng/kg, thậm chí có loại lên đến 180.000 đồng/kg là quá cao.

“Người bán lẻ mua lợn trong ngày, thấy lãi ngay trong ngày, có đợt cao điểm dịch bệnh, giá lợn hơi giảm thê thảm chỉ còn 20.000-22.000 đồng/kg nhưng họ vẫn bán với giá 100.000 đồng/kg, tính ra mỗi con lợn họ ăn lãi cả triệu bạc, trong khi người chăn nuôi chịu bao rủi ro, dịch bệnh. Vậy, vấn đề ở đây không phải là người chăn nuôi, mà chính các tiểu thương đang “bắt tay” nhau để neo giá bán thịt lợn ở mức cao” - ông Nguyễn Văn Khôi (hộ chăn nuôi lợn tại Trực Ninh - Nam Định) nêu ý kiến.

Ở góc nhìn của mình, ông Nguyễn Kim Đoán thẳng thắn nói: “Giá thành sản xuất chỉ 50.000-55.000 đồng/kg tùy quy mô trang trại, nhưng vừa qua tôi thấy nhiều siêu thị bán thịt lợn với khẩu hiệu “không lợi nhuận”, nhưng mức bán lên tới 170.000 đồng/kg, cá biệt có loại lên tới 250.000 đồng/kg. Vậy, không lợi nhuận thì là gì? Nếu có lợi nhuận thì giá sẽ còn lên đến bao nhiêu? Rõ ràng là khâu trung gian đang lãi quá lớn...

 

Ngăn chặn lợi ích nhóm trong việc giữ giá thịt lợn ở mức cao

Tại phiên họp của Ban chỉ đạo điều hành giá mới đây, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, tổ chức các giải pháp để bình ổn giá, giảm giá mặt hàng thịt lợn, báo cáo cụ thể tình hình thực hiện cho Chính phủ. Yêu cầu giá lợn hơi phải giảm 10% trong tháng 2 và tháng 3, tiếp tục giảm về mức 60.000-65.000 đồng/kg. Các tháng tiếp theo, giá lợn hơi phải bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000-50.000 đồng/kg, đây là mức bình thường trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi.

Yêu cầu bộ chủ trì là Bộ Công Thương, phải trả lời cho Chính phủ tại sao giá thành chăn nuôi lợn thấp mà giá bán lại vẫn cao như hiện nay. Tại sao không thiếu thịt lợn mà giá không xuống. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Tổng cục Thuế sớm có yêu cầu kiểm tra hạch toán chi phí, giá thành, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, tổn thất từ dịch của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn. 

Ngăn chặn lợi ích nhóm trong việc giữ giá thịt lợn ở mức cao

Tại phiên họp của Ban chỉ đạo điều hành giá mới đây, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, tổ chức các giải pháp để bình ổn giá, giảm giá mặt hàng thịt lợn, báo cáo cụ thể tình hình thực hiện cho Chính phủ. Yêu cầu giá lợn hơi phải giảm 10% trong tháng 2 và tháng 3, tiếp tục giảm về mức 60.000-65.000 đồng/kg. Các tháng tiếp theo, giá lợn hơi phải bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000-50.000 đồng/kg, đây là mức bình thường trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi.

Yêu cầu bộ chủ trì là Bộ Công Thương, phải trả lời cho Chính phủ tại sao giá thành chăn nuôi lợn thấp mà giá bán lại vẫn cao như hiện nay. Tại sao không thiếu thịt lợn mà giá không xuống. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Tổng cục Thuế sớm có yêu cầu kiểm tra hạch toán chi phí, giá thành, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, tổn thất từ dịch của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn. 

Phong Nguyễn

Nguồn thịt lợn trong nước tăng mạnh, nhập khẩu bất ngờ gặp khó

Năm 2020, nguồn cung thịt lợn dự kiến đạt khoảng trên 4 triệu tấn, song việc nhập khẩu mặt hàng này lại gặp nhiều khó ...

5 lời khuyên để ăn thịt lợn an toàn bạn nên biết

Thịt lợn rất có lợi đối với sức khỏe, tuy nhiên cần phải biết cách ăn thịt lợn để đảm bảo sức khỏe, nhất là ...

Người Hà Nội “nghiến răng” đi chợ sau Tết

Các chợ chính tại Hà Nội chưa họp lại, nguồn cung không nhiều khiến giá các mặt hàng thực phẩm tăng cao. Đặc biệt, giá ...

Ngày đăng: 10:56 | 12/02/2020

/ laodong.vn