LTS: Câu chuyện cô giáo Nhung bị yêu cầu quỳ gối để xin lỗi ở Long An vốn dĩ là chuyện cá biệt, nhưng lại gây nên một làn sóng dư luận. Một lần nữa, câu chuyện về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, kỷ niệm về sự dạy dỗ của những người thầy tận tâm với học trò, những người thầy che chở và dìu dắt đồng nghiệp đàn em… lại được hâm nóng trên khắp các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Mới đây, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức một cuộc thi viết “Tấm gương nhà giáo Việt Nam” để nhắc nhớ, tri ân những người thầy. Lao Động xin giới thiệu một trong số những bài viết của giáo viên tham gia cuộc thi này và gửi cho Báo Lao Động.

that hanh phuc khi duoc lam hoc tro cua co

Chia sẻ

Cô Lâm Thị Tám trong ngày kỷ niệm 20.11.2005 tại Trường THPT Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng).

Khi thực hiện bài viết này, khó khăn lắm tôi mới gặp được cô, bởi cô là người rất ít nói về mình. Còn chúng tôi, những người học trò ngày xưa và nay là đồng nghiệp của cô lại luôn xem cô là tấm gương sáng ngời về đạo đức, tác phong, lối sống và chuyên môn nghiệp vụ. Đó là cô Lâm Thị Tám - một người thầy, một người lãnh đạo và cũng là một đồng nghiệp cũ mà tôi rất đỗi tự hào, kính phục.

Cô tiếp tôi trong thời khắc của một ngày cuối thu, khi hoàng hôn bắt đầu đổ xuống. Tâm sự với tôi, cô rất vui, miệng cười tươi nhưng… ánh mắt cô cứ nhìn xa xăm về khoảng thời gian vô định nào đó. Trong ánh mắt ấy, tôi cảm nhận cả một chiều sâu của tâm hồn luôn băn khoăn trăn trở. Cô đã về hưu nhưng trông dáng vẻ vẫn khỏe mạnh, đầy sức sống. Nhìn cô khó ai có thể đoán được tuổi. Cô đã kể cho tôi nghe về cuộc đời dạy học của mình.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động, đông con, cha mẹ cô rất chăm lo cho việc học hành của con cái. Trong đó, cô là người được cha đặt hy vọng nhiều nhất. Mỗi ngày trên chiếc xe cà tàng chở cô đến trường, ba cô đều gửi gắm vào cô một ước mơ rất bình dị: Con gái sau này sẽ làm cô giáo, một nghề ông cho rằng rất phù hợp với sức vóc mảnh mai, nhỏ nhắn của người con gái yêu quý. Một nghề thanh bạch, giàu tình yêu thương.

Không phụ lòng mong mỏi, kỳ vọng của người cha thân yêu, cô đã nỗ lực học tập và học rất giỏi ở trường phổ thông. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, thực hiện được ước mơ của cha mình, cô đăng ký thi vào ngành sư phạm. Và, cô trở thành sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, niên khóa 1969-1973.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Cần Thơ, cô nhận quyết định về công tác tại tỉnh Bạc Liêu, một miền đất nước mặn mà mới nghe nói đến ai cũng ái ngại. Về Bạc Liêu, cô nhận công tác tại Trường Phổ thông trung học Bạc Liêu. Về trường, cô giáo trẻ tài năng đã có nhiều nỗ lực trong giảng dạy và công tác, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp trồng người. Không chỉ chú ý đến truyền dạy tri thức, cô còn rất quan tâm đến giáo dục đạo đức làm người cho học sinh. Với những nỗ lực đó, cô được công nhận là giáo viên giỏi của nhà trường.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cô được chuyển về Mỹ Xuyên, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nơi cô đã lớn lên và trải qua những năm tháng của “thời áo trắng”. Về quê hương, cô được phân công giảng dạy tại Trường Trung học công lập Mỹ Xuyên (cấp 2 và 3), sau này là Trường Phổ thông trung học cấp 3 Mỹ Xuyên và THPT Mỹ Xuyên cho đến ngày cô nghỉ hưu.

Những năm tháng công tác tại Trường THPT Mỹ Xuyên, với nhiệt huyết có sẵn, cô đã truyền dạy cho bao thế hệ học sinh những kiến thức cơ bản cũng như kiến thức chuyên sâu, trang bị cho các em kiến thức vững vàng để các em bước vào đời. Các học sinh của cô bây giờ rất thành đạt, nhiều người trở thành kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, cán bộ chủ chốt ở trong và ngoài tỉnh. Những năm công tác trong ngành, cô nhận được nhiều sự tín nhiệm tin yêu từ lãnh đạo, đồng nghiệp, học sinh và các bậc phụ huynh.

Với tôi, những năm còn là một học sinh do cô dạy, năm 1983-1986, tôi luôn nể trọng cô ở cách truyền dạy dễ hiểu, giọng nói sáng trong rõ ràng, cách trình bày khoa học đã giúp tôi và các bạn tiếp thu kiến thức rất dễ dàng, mau nhớ, nhanh thuộc, nhớ lâu. Sau đó, tôi rất vinh dự khi được trở thành đồng nghiệp của cô tại ngôi Trường THPT Mỹ Xuyên.

Thời học sinh, được học cô là niềm vui, niềm hạnh phúc của tôi và của nhiều thế hệ học sinh khác. Sau đó, được làm đồng nghiệp, cùng làm việc chung với cô, tôi càng cảm phục cô hơn ở nhiều mặt.

Từ những năm 1990-2005, Trường THPT Mỹ Xuyên bao giờ cũng được xã hội, các bậc phụ huynh tin tưởng giao con em cho trường dạy dỗ. Bởi vì họ không chỉ tin vào khả năng truyền dạy tri thức của đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, mà họ còn tin vào chủ trương dạy người của lãnh đạo nhà trường. Trong đó cô Lâm Thị Tám, lúc bấy giờ là Phó hiệu trưởng. Cô luôn có một phương pháp giáo dục hợp tình, hợp lý: Nghiêm khắc nhưng thấu lý đạt tình. Học sinh luôn yêu thương, kính nể, quý trọng cô. Chính vì thế mà trong khoảng thời gian rất dài, học sinh của Trường THPT Mỹ Xuyên nổi tiếng là nghiêm túc, ngoan ngoãn. Cô định hướng cho các giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh là phải làm sao cho các em thấy được “sự nghiêm khắc của người cha, sự dịu dàng đầy yêu thương của mẹ, mái trường là mái nhà thứ hai của các em”.

Với đồng nghiệp cũng như các cộng sự của mình, bao giờ cô cũng dành sự quan tâm đặc biệt, trong đó có cả tình yêu thương. Những năm tôi làm Bí thư Đoàn trường, có những lúc hoạt động phong trào đến cả vào đêm khuya. Chúng tôi được cô, một Phó hiệu trưởng, chăm lo từng cốc nước uống, từng chiếc bánh ngọt bồi dưỡng lúc đêm khuya. Việc làm đó khiến chúng tôi rất thương, rất hiểu, rất cảm phục cô. Vì thế, chúng tôi làm việc không hề biết mệt, không hề tính toán, so đo, chỉ biết nỗ lực mà làm hết sức mình vì phong trào chung của nhà trường. Luôn quý trọng những người có năng lực và tạo điều kiện để họ phát triển năng lực; Biết nhìn người và biết dùng người. Đó là ưu điểm nổi bật ở nhà giáo Lâm Thị Tám.

Mỗi lần trò chuyện với chúng tôi, những đứa học trò, những người đồng nghiệp của mình, cô cứ nhắc đi nhắc lại nỗi niềm băn khoăn trăn trở của cô: “Nỗi lo lớn nhất của cô hiện nay là chất lượng thật sự của ngành giáo dục, là đạo đức của học sinh…”. Nghe cô tâm sự, tôi rất xúc động.

Những năm công tác ở Trường THPT Mỹ Xuyên, cô đã có nhiều đóng góp cho nhà trường, ghi tên trường vào danh sách các trường có chất lượng giáo dục cao của tỉnh. Với cô, suốt đời chỉ biết làm việc, làm việc và làm việc. Làm mà không hề kể công và không muốn điều đó. Theo cô, “Cần gì phải thế? Cả đời được học trò yêu thương là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời của cô rồi”. Những năm tháng dạy học, cô chỉ biết làm thật nhiều, cống hiến thật nhiều mà không một đòi hỏi cho riêng mình.

Khi nghe tôi trình bày mục đích cuộc gặp gỡ, cô bảo: “Chưa bao giờ cô muốn người khác giới thiệu về mình, cuộc đời cô chẳng có gì để giới thiệu đâu em. Nhiều người đáng giới thiệu hơn chứ. Còn cô, tình yêu thương của học trò dành cho mình là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời rồi”. Nghe cô nói, lòng tôi càng xốn xang, mắt cứ cay cay. Cô ơi!

that hanh phuc khi duoc lam hoc tro cua co Bạo lực học đường: Giáo viên ơi, đừng vì thỏa mãn “cái tôi”

Sau 1 tuần bị nghỉ học để “ổn định tinh thần”, làm rõ hành vi xúc phạm, bóp cổ cô giáo, ngày 9.3 em N.V.M.T ...

that hanh phuc khi duoc lam hoc tro cua co Ứng xử với học sinh cũng là nghệ thuật

Không thể áp đặt cách phạt, xử lý học sinh một cách cứng nhắc. Điều này không những không giúp học trò tiến bộ mà ...

that hanh phuc khi duoc lam hoc tro cua co Phạt học sinh quỳ: Chuyện thường ngày ở… Long An

Chuyện “cô giáo quỳ xin lỗi” ở Trường Tiểu học (TH) Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) bắt nguồn từ việc cô giáo ...

Ngày đăng: 13:30 | 10/03/2018

/ https://laodong.vn