Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng; nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại đơn vị, cơ quan mình thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước. Vậy, vụ thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ tại Vĩnh Phúc, lãnh đạo Bộ Xây dựng có chịu trách nhiệm?
Kết quả thanh tra chưa công khai?
Liên quan tới vụ việc đoàn thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ tại Vĩnh Phúc, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, cho biết cuộc thanh tra tại huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) nằm trong kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng năm 2019.
“Thanh tra Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để theo dõi, nắm bắt tình hình. Sau khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng, Thanh tra Bộ kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không bao che những cá nhân để xảy ra vi phạm”, ông Tuấn khẳng định.
Chia sẻ thêm về giải pháp để chấn chỉnh đội ngũ Thanh tra Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn nói: “Thời gian tới, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ có giải pháp tiếp tục chấn chỉnh các hoạt động, đảm bảo nâng cao hơn nữa chất lượng thanh tra và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa khi thực hiện công vụ của các cán bộ thanh tra, đảm bảo không xảy ra vi phạm”.
Công an Vĩnh Phúc đang điều tra vụ Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng vòi tiền ở huyện Vĩnh Tường. (ảnh Trần Kháng)
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc thanh tra các doanh nghiệp địa ốc hằng năm là đúng nhưng sau thanh tra phải công bố rộng rãi để dư luận biết được doanh nghiệp nào làm ăn tốt, doanh nghiệp nào làm ăn không tốt. Tuy nhiên, hiện, không hiểu lý do gì có những doanh nghiệp bị công khai, có doanh nghiệp không công khai khi có kết luận. Điều này là không sòng phẳng.
“Dư luận có quyền đặt vấn đề về nội dung kết luận thanh tra và hiệu quả của những đoàn Thanh tra. Có những doanh nghiệp hoạt động rất chỉnh chu nhưng liên tục bị thanh tra. Có những sai phạm mà cả xã hội biết nhưng thanh tra lại không biết”, luật sư Trần Tuấn Anh.“Hiện chưa có chế tài đối với việc cơ quan thanh tra hoàn thành quá trình thanh tra và có kết luận nhưng không thực hiện công bố kết luận thanh tra. Bên cạnh đó, luật quy định công bố kết luận thanh tra cùng với thành phần của đoàn thanh tra tại cơ quan tiến hành thanh tra với ba phương thức lựa chọn: qua báo chí, bảng điện tử và thông báo tại nơi làm việc, mới chỉ được áp dụng qua hai phương thức sau, phương thức công bố báo chí hầu như chưa được áp dụng”, vị chuyên gia chia sẻ.
Cũng theo vị chuyên gia này, cần phải sửa luật để viêc công bố thông tin kết luận thanh tra được minh bạch và người dân được biết để giám sát. Cần quy định chế tài xử lý cụ thể đối với người có trách nhiệm không thực hiện việc công khai hoặc công khai không đúng, không đủ nội dung của kết luận thanh tra theo đúng quy định pháp luật”, ông Võ nói.
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm
Ngày 17/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Công điện số 724/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư yêu cầu quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phòng chống tham nhũng, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống tham nhũng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng; nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại đơn vị, cơ quan mình thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước; phải coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và lấy làm tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị.
Cùng với đó, đẩy mạnh phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong chính lực lượng chức năng và đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật. Thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy trình chuyên môn nghiệp vụ. Cần ban hành quy chế làm việc rõ ràng, minh bạch, cụ thể và có cơ chế kiểm soát hiệu quả đối với cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, thi hành án, hải quan, thuế, quản lý thị trường… bảo đảm ngăn chặn cho được tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, "vòi vĩnh", "chung chi", phục vụ động cơ cá nhân, vụ lợi trong thực thi công vụ.
Thủ tướng yêu cầu từng cơ quan, đơn vị phải ứng dụng mạnh mẽ CNTT để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp khi giải quyết công việc; tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Triển khai rộng rãi hệ thống ghi âm, ghi hình, camera trực tuyến tại các địa điểm có tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp và có bộ phận thường trực để theo dõi, giám sát thường xuyên. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm.
Theo Thủ tướng, người đứng đầu bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan, lực lượng thực thi pháp luật có yếu tố nhạy cảm cao trong việc chấp hành những quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong thực thi công vụ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật; định kỳ luân chuyển, thay đổi vị trí công tác đối với những vị trí nhạy cảm, phức tạp theo đúng quy định; đồng thời, lựa chọn, bố trí người có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhiệm các vị trí nhạy cảm, nhất là đối với các trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra viên.
Vậy với sự việc đoàn thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ tại Vĩnh Phúc, lãnh đạo Bộ Xây dựng có chịu trách nhiệm không?
Xử lý nghiêm vụ thanh tra Bộ Xây dựng vòi tiền
Vụ cán bộ thanh tra Bộ Xây dựng vòi tiền trong quá trình thanh tra ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc gây bức xúc dư luận ... |
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Đoàn thanh tra chỗ bà Kim Anh rất đặc biệt
Theo đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện, câu chuyện cử hai chị em ruột bà Nguyễn Thị Kim anh ... |
Toàn cảnh vụ thanh tra bộ Xây dựng nhận hối lộ: 'Tham thì thâm'
Sau nhiều lần bị tố cáo vòi tiền ở Vĩnh Phúc, đoàn thanh tra bộ Xây dựng do bà Nguyễn Thị Kim Anh làm Trưởng ... |
Thanh tra vòi tiền, giang hồ vây xe công an: Buồn bực!
Bà Kim Anh- Phó trưởng phòng Chống tham nhũng của Bộ Xây dựng xuống cơ sở lại vòi tiền chung chi, còn ở Đồng Nai, ... |
Ngày đăng: 11:14 | 18/06/2019
/