Tết ông Công ông Táo theo phong tục của người Việt, vào 23 tháng Chạp hằng năm, ngoài mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Người xưa quan niệm rằng, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm qua.
Đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình. Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo, trong mâm cúng của người Việt không thể thiếu cá chép.
Thả cá chép ngày ông Công ông Táo. |
Về tục lệ này, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cho biết:
‘Theo tín ngưỡng dân gian, sau khi cúng bái xong, cá chép được mang ra thả ở sông, hồ đưa các Táo lên Thiên đình báo cáo để Thiên đình định đoạt công tội cho tất cả loài người.
Tuy nhiên, theo giáo lý nhà Phật, hành động thả cá chép mang ý nghĩa phóng sinh. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam’.
Tuy nhiên việc thả cá chép ngày ông Công ông Táo cũng phải đúng cách để đảm bảo ý nghĩa của tục lệ này.
Hiện, nhiều người không hiểu hết ý nghĩa của việc thả cá chép mà chạy theo phong trào. Họ cho rằng, càng phóng sinh nhiều càng được Phật Tổ ban cho nhiều tài lộc, may mắn… Nhưng thực tế, đó là quan niệm sai lầm, mang hơi hướng mê tín dị đoan.
Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.
Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất.
Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống sông, hồ, khiến cá không thể sống được. Người thả cá cũng không phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót.
Tuyệt đối tránh hành vi thả cá ồ ạt, theo phong trào, không chú ý xem cá có cơ hội sống sót hay không. Người dân cũng cần tránh việc đi thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ, làm ô nhiễm môi trường.
Nam Phương
Thả cá chép ngày ông Công ông Táo: Nguy cơ lây bệnh cho các loài thủy sinh?
Tục lệ thả cá chép trong ngày cúng ông Công ông Táo đã từng là phong tục mang nhiều nét đẹp. Tuy nhiên, xung quanh ... |
Người phụ nữ ở Sài Gòn tử vong khi thả cá chép tiễn ông Táo
Đứng ở mép sông thả cá chép, người mẹ rơi xuống sông mất tích, bé trai tri hô nhờ người cứu nhưng không kịp. |
Thả cá chép ngày ông Công ông Táo thế nào cho ý nghĩa, linh thiêng?
Sau nghi lễ cúng Táo quân, các gia đình thường mang cá chép ra sông, hồ thả. Tuy nhiên, ít ai biết ý nghĩa của ... |
Ngày đăng: 09:29 | 16/01/2020
/ vietnamnet.vn