(Lực lượng vũ trang) - Theo Sputnik, tàu sân bay USS Harry S. Truman đang thẳng tiến đến Bắc Âu tham gia cuộc tập trận lớn nhất của NATO thời hậu Chiến tranh lạnh 'Trident Juncture 18'.

Phát biểu tại trụ sở NATO hôm 9/10, Tư lệnh Hải quân NATO, Đô đốc James G. Foggo cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ bao gồm hàng chục chiến đấu cơ sẽ tham gia vào cuộc tập trận Trident Juncture 18, với quy mô lớn nhất trong 20 năm qua.

Theo kế hoạch, Trident Juncture 18 của NATO sẽ diễn ra từ ngày 25/10 đến 7/11 với sự tham gia của 31 quốc gia và các đối tác chiến lược. NATO đưa tới đây tổng cộng 50 máy bay chiến đấu, 70 tàu chiến và 10.000 xe quân sự.

tau san bay my doi lua sat nach nga

Tàu sân bay USS Harry S. Truman.

Lãnh đạo NATO, ông Jens Stoltenberg cho biết, tập trận Trident Juncture 18 là "phòng thủ và minh bạch", đồng thời nói thêm rằng tất cả các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE), kể cả Nga, cùng được mời tới quan sát.

Trident Juncture 18 sẽ mô phỏng các thao tác phòng thủ của một quốc gia thành viên NATO trong trường hợp bị tấn công bởi kẻ địch giả định. Cùng với đó, cuộc tập trận này cũng nhằm mục đích đánh giá năng lực của NATO trong điều kiện tác chiến lạnh giá.

Dù đây không phải là cuộc tập trận Trident Juncture đầu tiên, nhưng Trident Juncture 2018 có quy mô lớn nhất kể từ thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Cuộc diễn tập quân sự Trident Juncture 2015 chỉ gồm 36.000 binh sĩ quốc tế cùng với 60 tàu chiến và khoảng 200 máy bay các loại.

Tập trận Trident Juncture 18 của NATO được giới chuyên gia đánh giá là động thái đáp trả cuộc tập trận Vostok-2018 do Nga tổ chức với khách mới là Belarus và Trung Quốc mới diễn ra hồi tháng 9 vừa qua tại vùng Siberia và Viễn Đông Nga.

Khoảng 300.000 binh sĩ, 1.000 máy bay, 36.000 xe quân sự các loại đã được Nga huy động tham gia cuộc tập trận Vostok-2018, có quy mô vượt qua cả đợt tập trận Zapad-81 lớn nhất dưới thời Liên Xô.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây bùng phát sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. NATO liên tục đẩy mạnh sự hiện diện quân sự tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic như Latvia, Lithuania và Estonia.

Nga cho rằng, việc NATO tiến sát đến biên giới Nga đi ngược lại những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga-NATO. Theo quy định của Dự luật, liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO nằm sát Nga.

tau san bay my doi lua sat nach nga Vì sao Mỹ mơ phong tỏa \'dòng năng lượng Nga\'?

(Bình luận quân sự) - Giới chuyên gia cho rằng, tuyên bố của Mỹ về việc phong tỏa biển của Nga nhằm chặn đường vận ...

tau san bay my doi lua sat nach nga Báo Mỹ: Tên lửa Kh-35U chỉ có thể dọa ngư dân

(Vũ khí) - Nga thử nghiệm thành công tên lửa hành trình Kh-35U có thể được trang bị cho tàu chiến, máy bay... nhưng không ...

tau san bay my doi lua sat nach nga Iran công bố video rượt tàu sân bay Mỹ trên vịnh Ba Tư

Nhiều xuồng cao tốc Iran áp sát tàu sân bay Roosevelt của Mỹ ở khoảng cách khá gần khi tàu này hoạt động ở vịnh ...

Đan Nguyên

Ngày đăng: 09:26 | 11/10/2018

/ http://baodatviet.vn